Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Bài viết của ông Hoàng Minh Chính năm 1991 đóng góp ý kiến cho cương lĩnh của Đảng

Việc công bố lấy ý kiến rộng rãi cho Dự thảo cương lĩnh [DTCL] là một điều hiện nổi bật của tư duy mới. Báo Nhân Dân, ngày 3-12-1990 đăng bài nói chuyện của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, nhân dịp 35 năm xuất bản tạp chí Cộng Sản, có đề cập tới một số vấn đề thời sự nóng hổi của thực tiễn và lý luận và kêu gọi làm sáng tỏ. Tôi xin phép đáp ứng với lòng chân thành nói thắng nói thật, không e ngại phật lòng. Vì khuôn khổ hạn hẹp của hài báo, tôi chỉ xin đề xuất dưới dạng luận đề với vài đường nét chính chưa khai triển.

1. Một bài học, tôi thiển nghĩ, cực kỳ quan trọng của Đảng ta (mà các Đảng khác cũng đều mắc phải và đang hết lòng chữa chạy) là bệnh giáo điều tả khuynh ấu trĩ, từ đó phát sinh ra các bệnh tật khác. Thí dụ “Luận cương Trần Phú”, Tổng Bí Thư Đảng đầu tiên lấy đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản cực tả làm tư tưởng chủ đạo (từ tháng 10-1930) cho toàn bộ quá trình cách mạng - đối lập với “Chánh cương Nguyễn Ái Quốc” lấy đại đoàn kết dân tộc làm chiến lược cách mạng từ 3-2-1930 (1). Luận cương Trần Phú được lầm lẫn coi là Cương lĩnh Cách mạng đầu tiên chính thống suốt 60 năm qua - đã tác hại nghiêm trọng. Những phong trào khởi nghĩa nóng vội, những cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, những đợt sóng chỉnh đảng, chỉnh huấn, chỉnh đốn tổ chức đầy bạo lực, những đợt loại bỏ các trí thức văn nghệ sĩ có tư tưởng dân chủ cấp tiến; nhiều đợt vô hiệu hóa, loại bỏ, cầm tù những cán bộ trí thức các cấp trong và ngoài Đảng đã công khai phê phán chủ nghĩa giáo điều tả khuynh mao-ít và đòi tự do dân chủ cải thiện dân sinh, cải tổ bộ máy Đảng và Nhà nước; những thập kỷ hợp tác hóa nông nghiệp áp đặt, những đợt cải tạo tư sản, hợp tác hóa khẩn cấp ở miền Nam; tổng điều chỉnh, v.v... đều mang ấn dấu giáo điều tả khuynh của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao đã gây ra biết bao tổn thất sinh mệnh, tiền của, lực lượng sản xuất, mồ hôi, nước mắt, xương máu, tài năng và gây mất ổn định lâu dài trong xã hội còn di hại cho tới bây giờ.

2. Một bài học nữa cực kỳ quan trọng là đường lối chiến lược đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các sắc tộc, các chính kiến khác nhau dưới khẩu hiệu Đại Đoàn Kết - Đại Thành Công của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nó ra đời từ ngày 3-2-1930 [với] tên gọi “Chánh cương vắn tắt” của Hội nghị Hợp nhất các đảng C.S. dưới tên gọi “Đảng Cộng Sản Việt Nam” - bị Trần Phú và Trung ương đảng lúc bấy giờ (kể cả Quốc tế Cộng sản - bị Stalin lũng đoạn) lên án là hữu khuynh, cải lương, dân tộc chủ nghĩa, mất lập trường giai cắp, buộc Nguyễn ái Quốc phải viết kiểm thảo. Tuy nhiên, lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh hùng hồn rằng khi nào vận dụng đúng đường lối Đại Đoàn Kết vĩ đại đó đều thành cóng rực rỡ. Thí dụ, Mặt trận Việt Minh (1945), Đại hội Dân tộc Tân trào (1945), Cách mạng Tháng 8 (1945), Chính phủ Lâm thời (1945), Chính phủ Quốc gia Liên Hiệp (1945-1946, bao gồm nhiều chính đảng và đại diện các giai cấp, tầng lớp dân tộc), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969) v.v… , và v.v… Tuy nhiên đường lối chiến lược đoàn kết dân tộc sáng suốt đó của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhiều phen bị vô hiệu hóa thay vì đấu tranh giai cấp quyết liệt dẫn tới những thất bại nặng nề như vừa điểm sơ qua trên.

Đường lối chiến lược Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc theo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và như lịch sử đã chứng minh, không chỉ cần thiết trong cách mạng dân tộc dân chủ mà cho suốt cả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Dự thảo Cương lĩnh đánh giá tình hình thế giới theo mô hình giáo điều tả khuynh từ cách đây 30-40 năm, không nêu bật lên được đặc điểm cơ bản nhất và mới mẻ nhất của thời đại mới ngày nay thuộc nửa sau thập kỷ 90. Do đó D.T.C.L. mắc phải mâu thuẫn trong nội dung, rắm rối trong trình bày, lập lại các quan điểm lỗi thời, vừa bi quan, vừa lạc quan vô căn cứ, thiếu nhất quán dẫn tới định hướng đường lối chiến lược Cách mạng không phù hợp, thậm chí trái ngược tiến trình chủ đạo của thế giới loài người thời đại mới ngày nay.

Tôi xin phép đưa vài dẫn chứng điển hình:

Một là, từ sau thế chiến tranh II, suốt 45 năm nay, tuy trải qua những đợt khủng hoảng định kỳ không kém trầm trọng, chủ nghĩa tư bản phát triển thế giới, kể cả các nước TBCN chiến bại, do biết lợi dụng các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới, cách mạng sinh học, đặc biệt là cách mạng tin học, và luôn luôn biết tự điều chỉnh, tự thích ứng với môi trường cực động của thế giới, nên đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng, tuy chưa hết, và đã tiến bằng đôi hài bẩy dậm nhanh nhất thế giới (tiến từ nền văn minh công nghiệp qua nền văn minh tin học).

Ngay cả một loạt nước thuộc thế giới thứ ba cũng đã đang và trở thành những con Rồng (NICS). Còn thế giới xã hội chủ nghĩa (ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, kể cả ở châu Phi) vẫn cứ bị sa lầy trong hệ tư tưởng trừu tượng, trong chủ nghĩa giáo điều tả khuynh, không chịu thích ứng với thế giới khách quan của thế giới thời đại mới đang biến đổi như vũ bão hàng ngày, hàng giờ. Chính vì thế cũng trong thời gian 45 năm nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tại lâm vào các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - tư tưởng - xã hội - đạo lý tiềm ẩn trầm trọng triền miên - rồi nổ tung ra công khai vài năm gần đây, dẫn tới sự đổ vỡ tan tành của một loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vẫn được coi là mạnh nhất trước đây. Liên Xô cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng. Khỏi kể tới các nước xã hội chủ nghĩa kém phát triển nhất. Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tan vỡ trước mắt toàn thể nhân loại, thậm chí chỉ trong vòng có một năm (năm 1989) do chính nhân dân các nước ấy tự nguyện phế bỏ. Như vậy, không thể gán ép tùy tiện khiên cưỡng rằng đó là chủ nghĩa tư bản đế quốc tấn công từ bên ngoài bằng “diễn biến hòa bình”. Phải dũng cảm tỉnh táo mà nhận rằng, dù có cay đắng đến đâu đi nữa, đó là do căn bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể xã hội chủ nghĩa tới độ chín nẫu vỡ tung ra.

Tuy nhiên, D.T.C.L vẫn cứ khẳng định hệt như ba bốn chục năm trước, rằng: thế giới hai phe và bốn mâu thuẫn cơ bản “cuối cùng dẫn chủ nghĩa tư bản tới sự tan rã không sao tránh khỏi”, rằng “Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta vẫn là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”, (D.T.C.L., chương II, điểm 1). Rõ ràng đây là mô hình đấu tranh giai cấp cực đoan - chuyên chính vô sản khiên cưỡng, áp đặt thế giới loài người thực tại khách quan ngày nay phải nằm gọn trong cái giường Procuste tí tẹo.

Loài người đang chứng kiến đặc điểm cơ bản nhất, kỳ diệu nhất của thời đại chúng ta, thậm chí ngược đời không thể nào hiểu nổi đối với những người giáo điều. Đúng! Chỉ mới ngày hôm qua, thế giới đang hoảng loạn trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân bởi hàng núi tên lửa mà sức hủy diệt toàn thể loài người tới 15 lân vào bất kỳ giây phút nào. Vậy mà, ngày hôm nay, bóng ma chiến tranh thế giới đã biến mất, chiến tranh lạnh cũng kết thúc (tuy nhiên vẫn còn chiến tranh khu vực), nhường vị trí cho đối thoại giữa các dân tộc các quốc gia, trong LHQ, cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề nóng bỏng khác đang đe đoạ sự tồn vong của cả loài người. Cái mốc lịch sử là Nghị quyết của Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE) họp tháng 11-1990 - được mệnh danh là Hiến chương Paris - mở đầu cho Thời đại Hòa bình - Hữu nghi - Hợp tác. Con đường còn dài, đầy gian nan, nhưng bước đầu đã khai thông đặt mốc.

Một đặc điểm nữa cực kỳ quan trọng của thời đại chúng ta là loài người đã bước vào nền văn minh thứ ba - NỀN VĂN MINH TIN HỌC. (Nhưng buồn thay, Việt Nam ta vẫn đang sa lầy trong nền kinh tế hầu như Trung cổ, mà tuyệt đại bộ phận là nông nghiệp lạc hậu, tiểu sản xuất, thủ công, tự cấp tự túc). Nền văn minh tin học (Nền VMTH) là đỉnh cao của nền văn minh hậu công nghiệp mà lực lượng chủ đạo là giá trị của khu vực thông tin cộng với giá trị của khu vực dịch vụ chiếm cả thảy gần 70% tổng giá tri tổng sản phẩm xã hội (PNB) - nó chi phối toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế quốc dân. Đặc trưng của thời đại văn minh này là lao động trí tuệ sáng tạo của các loại hình khoa học - kỹ thuật - công nghiệp hiện đại “tin học hóa” là động lực chủ đạo của nền kinh tế quốc dân và của mọi hoạt động văn hóa xã hội trong nước và thế giới có sự gắn bó liên kết hữu cơ với nhau, chịu tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống tổng thể toàn thế giới không thể chia cắt được, giống như một hệ tự động tự điều chỉnh thống nhất không lồ của toàn thể loài người. Nền VMTH buộc các nhà nước, các quốc gia, dân tộc, mọi người phải kịp thời đổi mới định tín tận gốc rễ mọi quan niệm: về thời đại, về hệ thống xã hội, về đấu tranh giai cấp, quốc gia và quốc tế, về độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, an ninh và hòa bình, tương quan giữa vị trí kinh tế và quân sự trên thế giới, về cường quốc và siêu cường, về lao động chân tay và lao động trí tuệ, về nhu cầu cuộc sống, nhu cầu tinh thần, tự do hạnh phúc của từng con người cụ thể, v.v... - tóm lại về tất cả mọi vấn đề thiết yếu của Nhà nước, xã hội, con người, loài người.

Nền VMTH vừa thu nhỏ quả đất lại, vừa gắn bó các dân tộc, các quốc gia, các giai cấp, các nền văn hóa của nhân loại, vừa thay đổi bản chất các quan niệm cũ về không gian và thời gian, về hiện tại và tương lai, về giống nòi và đồng loại...

Như vậy, dân tộc nào muốn đạt tới nền VMTH, điều quan trọng hàng đầu là phải đổi mới tư duy, phải thoát khỏi sự trói buộc của phương pháp luận và hệ tư tưởng giáo điều bảo thủ, phải đặt lên hàng đầu lao động trí tuệ - giới khoa học, bác học, kỹ sư năng động sáng tạo - và phải ứng dựng nền giáo dục hiện đại trong toàn dân, phải chạy đua tiếp thu các thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ thuật - công nghệ, mà trước hết là tin học. (2)

Chính những đặc điểm cơ bản nhất ấy của thời đại đòi hỏi phải khách quan xem xét quyết định các cương lĩnh chiến lược, chương trình, phương pháp của bất kỳ quốc gia nào. Các Mác từng nhấn mạnh câu: “Cây đời muôn thuở xanh tươi, còn các lý thuyết đều xám ngoét, khô khốc”.

4. Dự thảo Cương lĩnh cũng thiếu xuất phát từ thực tại khách quan Việt Nam, mà chỉ lấy hệ tư lửng trừu tượng làm tiên đề. D.T.C.L. nhận định đúng rằng nước ta là “một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ” mà LHQ hiện nay phải xếp hạng là một trong 10 nước nghèo khó nhất trong tổng số 160 nước thành viên của LHQ. Tuy nhiên, D.T.C.L lại viết tiếp: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội... bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” (D.T.C.L., chương II, đ.2). Trong khi các nước XHCN Đông Âu cũ vượt xa hơn Việt Nam về toàn diện tới cả nửa thế kỷ, mà họ còn thua kém tới vài thập kỷ so với Tây Âu, nay nhân dân họ đang phải xét lại phương hướng đường đi của đất nước mình. Việt Nam, với nền kinh tế tiền tư bản cực kỳ lạc hậu muốn bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên XHCN - Vậy bằng cách nào?? Con đường do Lenin chỉ vạch ra là “Phải được nước đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNXH phát triển cao, chìa bàn tay anh em ra giúp đỡ trên mọi bình diện để dẫn dắt lên”! Nay không có bất kỳ một “nước XHCN anh cả” nào như vậy. Một phần vì khối SEV đã tan rã cũng do cơ chế giáo điều, bảo thủ, khép kín, phi tính kinh tế thị trường. Các nước XHCN còn lại đang cơn khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng, tự mình không đủ sức cứu thân mình khỏi nói tới cưu mang ai. Và tất cả đều phải nhập cuộc kinh tế thị trường quốc tế, thanh toán sòng phẳng bằng ngoại tệ mạnh USA. Còn nếu muốn từ một nền kinh tế tiểu nông, tiền tư bản, cực kỳ lạc hậu như nước ta mà bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN “tự lực tự cường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội” thì cả Mác lẫn Ăng-ghen, cả Lê nin đều phủ nhận con đường đó là phản khoa học, phi tính lịch sử, ảo tưởng. Vậy chỉ còn lại một giải pháp duy nhất là dựa vào các nước TBCN phát triển giúp cho ta, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN mà tiến lên CNXH. Quả là một nghịch lý có thật mà ta đang muốn thực hiện.

5. Cuối cùng, tôi xin phép mạnh dạn kiến nghị năm điều:

Điều thứ nhất là kiên quyết từ bỏ phương pháp luận giáo điều mao-it, không lấy hệ tư tưởng trừu tượng bất kể là gì làm tiền đề xuất phát, mà phải lấy thực tại cuộc sống của nhân dân, lấy yêu cầu nguyện vọng cháy bỏng của các giai cấp xã hội Việt Nam đang rên xiết trong cuộc đại khủng hoảng toàn diện hiện nay, làm đối tượng mà vạch ra đường lối, chiến lược, sách lược trên cơ sở Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc, khẩn cấp cứu nguy dân tộc ngay trong một vài năm trước mắt đây.

Điều thứ hai là phát huy mạnh mẽ tới hết cỡ các tiềm năng, vật lực, nhân lực, tài lực trí tuệ phong phú của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, sắc tộc trong nước và Việt kiều, từ nhà tư bản, nhà hữu sản đến người công nhân, nông dân, trí thức miền xuôi, miền núi, theo đúng chính sách 5 thành phần kinh tế bình đắng trước pháp luật, không bao cấp, chống độc quyền. Pháp chế hóa các chính sách. Kinh tế thị trường đòi hỏi phải phục tùng các quy luật cung cầu, cạnh tranh công khai hợp pháp, năng động sáng tạo, lợi nhuận cao, phải tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu (3).

Điều thứ ba, tháo gở tích cực mấy vấn đề quan hệ quốc tế nóng bỏng nhất, theo tư duy mới của thời đại như LHQ đã đề xướng, để mở đường cho sự đầu tư vốn từ ngoài, để tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại, và kinh nghiệm quản lý năng động sáng tạo của các nước TB phát triển, NICS và ASEAN. Xây dựng vài đặc khu kinh tế tự do dọc duyên hải bằng vốn nước ngoài (theo kinh nghiệm Thẩm Quyến - TQ). Mạnh dạn quyết tâm vươn lên thành con rồng thứ 5 hoặc thứ 6 trong 1 - 2 thập kỷ tới.

Điều thứ tư, mạnh dạn gác lại mục tiêu coi là “trước mắt và lâu dài xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Cần nghiên cứu cẩn trọng, lâu dài không vội vả. Bởi vì CNXH trên lý thuyết đo Mác - Ăng-ghen Lê nin (M-E-L) sáng lập chỉ mới ở dạng thức tư duy trừu tượng, giả định. Bản thân các ông cũng đã phải thay đi đổi lại nhiều lân, và nhiều dự báo của các ông đã bị thời gian phủ định. Còn CNXH hiện thực đã bị đổ vỡ ở một loạt nước, ở vài nước còn lại thì đang thử nghiệm xây dựng lại từ đầu. Đến cả các nhà bác học viện sĩ lừng tiếng suốt đời nghiên cứu làu làu lý luận M-E-L và các mô hình CNXH hiện thực ngày nay cũng chịu không trả lời nỗi câu hỏi: CNXH là thế nào? Nếu ta cứ đi vào xây dựng một xã hội gọi là XHCN rồi tùy tiện gán ép những tiêu chuẩn này nọ thì lại rơi vào đường mòn chủ nghĩa duy tâm và duy ý chí tư biện như suốt 50-70 năm qua các nước XHCN (vốn là anh em của Việt Nam) đã làm và đều thất bại thảm hại.

Ta hãy quyết tâm hồi phục lại “Chánh cương Nguyễn Ái Quốc” đã được lịch sử CMVN kiểm nghiệm và đã thành công bước đầu vào các năm 1945-1955. Đó là Cương lĩnh “Cách mạng tư sản dân quyền” do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo sáng tạo xuất phát từ truyền thống văn hóa, đời sống nhân dân và yêu cầu thiết tha của các giai tầng và toàn thể dân tộc, theo đường lối chiến lược Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc, người cày có ruộng (sở hữu tư nhân ruộng đất), các giai cấp, các tầng lớp tự do sản xuất kinh doanh, tự do thuê mướn nhân công, tự do hành nghề đối với trí thức, tự do bán sức lao động; Nhà nước thu thuế theo lũy tiến. Những kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Cuộc CM tư sản dân quyền ấy mới chỉ bắt đầu cần được tu chính cho phù hợp với thời đại mới ngày nay để tiếp tục cho tới hoàn tất. Một cuộc cách mạng vĩ đại như vậy các nước TBCN phải mất từ 100-200 năm để thực hiện. Thí dụ nước Pháp bắt đầu bằng cuộc CMTSDQ năm 1789 - mất 200 năm. Nhật Bản từ cuộc CM cung đình Minh trị thiên hoàng bắt đầu bằng phái đoàn Iwakura năm 1871 - mất 100 năm. Mỹ quốc từ năm 1787 - đúng 200 năm. Nước Nhật sau 120 năm cách mạng cải tổ đã trở thành siêu cường kinh tế số một trên thế giới, được các nước vì nề và học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế.

Điều thứ năm - Khẩu hiệu nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được thế giới ca ngợi. Chủ tịch còn nói: “Độc lập mà không có tự do dân chủ thì chỉ là độc lập hình thức”. Một vị ở cấp lãnh đạo cao nhất Nhà nước đã phải thốt ra từ đáy tâm can tại tòa báo Đại Đoàn Kết cuối năm 1989 rằng: “Ở nước ta đã làm gì có dân chủ mà nói là mở rộng dân chủ?” Đó là sự thật đắng cay bi thảm. Vậy nguyên nhân sâu xa của tình trạng không có dân chủ, mà chỉ có dân chủ hình thức, dân chủ rởm là ở đâu? Trước hết là do Đảng đã pháp chế hóa quyền lực của mình bằng điều 4 ghi trong Hiến pháp năm 1980 rằng: “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. Quyền lực tuyệt đối này được các cán bộ đảng các cấp, đặc biệt là các cán bộ thoái hóa biến chất, dùng làm vũ khí lộng quyền, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, đàn áp dân, lừa dối, đạo đức giả. Các cán bộ Đảng cấp từ Trung ương xuống tận cơ sở, họ là người thay mặt Đảng, quyền lực tuyệt đối của Đảng trở thành quyền lực tuyệt đối của cá nhân họ, nhất là của các ủy viên Thường vụ, đặc biệt là của Bí thư - là họ nói là lời Đảng nói. Như vậy quyền uy không phải đo tài năng, không do đạo đức cao quí, cũng không do nhân tâm tín nhiệm bầu ra. Bất kể ai, hể trúng cấp ủy tức khắc là có ngay quyền lực tối cao đó. Và một khi đã có quyền lực tối cao là sẽ có tất cả mọi thứ trên đời. Sự tha hóa tất yếu nẫy sinh từ cội nguồn này. Từ đó Đảng xa dân làm dân xa Đảng, sợ Đảng, rồi mất lòng tin vào Đảng.

Cũng do điều 4 đó của Hiến pháp mà cấp ủy Đảng đứng cao trên hết, trùm lên hết và ra lệnh cho tất cả các cơ quan bộ máy Nhà nước, từ cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp tới cơ quan lập pháp; khỏi nói tới các đoàn thể quần chúng và Mặt trận. Lịch sử 50 - 70 năm của tất cả các Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh tính quy luật tất yếu: độc quyền kinh tế, độc quyền chính trị, độc quyền tư tưởng, độc quyền thông tin, độc quyền chân lý đều dẫn tới cực quyền, độc tài, loại trừ lất cả mọi hình thái dân chủ dù cho sơ đẳng nhất. Chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao xuất hiện từ cơ chế cực quyền đó và đã vượt xa tất cả các chế độ tàn bạo nhất xưa nay, kể từ bạo chúa Tần thủy Hoàng cho tới Hít-le phát xít. Ngay tại Trung quốc đã vang lên lời phán quyết: tư tưởng Mao Trạch Đông là sự chuyên chế trung cổ tàn bạo cộng với chủ nghĩa phát xít man rợ. Để có nền dân chủ thực sự chỉ có một con đường là làm đúng lời khuyên của Lênin là: “chúng ta không loại bỏ những khẩu hiệu dân chủ tư sản, mà thực hiện cái dân chủ trong những khẩu hiệu đó một cách triệt để hơn, đầy đủ hơn, kiên quyết hơn” (V.I. Lê nin, Toàn tập, NXBTB, Matxcơva 1980, t.27, tr. 558).

Lịch sử loài người cho tới nay chỉ mới đưa ra được một cơ chế duy nhất dân chủ (tuy chưa phải là tối ưu) - đó là cơ chế Tam quyền phân lập, Nhà nước Pháp quyền, Nghị viện Tổng thống chế, đa nguyên, tự do báo chí (4) có khả năng hạn chế được tai họa phát sinh Cực quyền đảng trị, tuy chưa đủ sức diệt trừ tận gốc.

Hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển các ưu điểm của cơ chế dân chủ tự do của chủ nghĩa tư bản hiện đại (tuy rằng chủ nghĩa tư bản chưa phải là mô hình xã hội lý tưởng hết bệnh tật) định hướng theo lý tưởng nhân đạo tuyệt vời của chủ nghĩa xã hội (5) loài người trong các thế kỷ đầu thiên niên thứ III sẽ tìm ra được một cơ chế xã hội dân chủ tự do triệt để vì hạnh phúc con người. Lênin đặc biệt rất coi trọng nền văn hóa, khoa học, kỹ thuật tư bản chủ nghĩa và thu hút các chuyên gia tư sản. Ông nhiều lần nhấn mạnh: “Sẽ không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa nếu như tất cả các cơ quan phụ trách của Đảng, chính quyền xô-viết, các công đoàn không hết lòng quan tâm, bảo vệ, như bảo vệ con ngươi của chính mắt mình, mọi nhà chuyên môn có khả năng và tình yêu nghề nghiệp, để họ làm việc tự nguyện, ngay dù về mặt tư tưởng họ không đồng tình với chủ nghĩa cộng sản đi nữa” (trích Phụ trương Tuần san “Tin Tức Matxcơva”, số 13, tháng 3-1990, tr.7, dưới đầu đề “Như là con ngươi của mắt chúng ta”, Boulat Zabirov).

Hiện nay các nước Đông Âu và cả Liên Xỏ đều đã từ bỏ chế độ cực quyền mà chuyển sang chính thể đại nghị.

Liên Xô với các chiến tích và đầy bi kịch đẫm máu do lịch sử để lại, đang trong cơn vật vã lột xác cải tạo cách mạng tận gốc rễ nhà nước nhằm chuyển thành Chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ đích thực. Các nước Mông Cổ, Anbani, v.v... dù muộn màn cũng bắt đầu đi vào đại lưu dân chủ hóa đó. Đó là những kinh nghiệm quan trọng đáng cho ta suy ngẫm.

Sau hết, tôi rất mong rằng bạn đọc sẽ vui lòng phê phán bài báo này và tham gia tranh luận khoa học để cùng tiếp cận chân lý.

Xin rất cám ơn.

Ngày 22-1-1991
Hoàng Minh Chính
Nguyên Viện trưởng Viện triết học, thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước
Địa chỉ riêng: 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

Bài viết của ông Hoàng Minh Chính năm 1991 đóng góp ý kiến cho cương lĩnh của Đảng

Việc công bố lấy ý kiến rộng rãi cho Dự thảo cương lĩnh [DTCL] là một điều hiện nổi bật của tư duy mới. Báo Nhân Dân, ngày 3-12-1990 đăng bài nói chuyện của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh, nhân dịp 35 năm xuất bản tạp chí Cộng Sản, có đề cập tới một số vấn đề thời sự nóng hổi của thực tiễn và lý luận và kêu gọi làm sáng tỏ. Tôi xin phép đáp ứng với lòng chân thành nói thắng nói thật, không e ngại phật lòng. Vì khuôn khổ hạn hẹp của hài báo, tôi chỉ xin đề xuất dưới dạng luận đề với vài đường nét chính chưa khai triển.

1. Một bài học, tôi thiển nghĩ, cực kỳ quan trọng của Đảng ta (mà các Đảng khác cũng đều mắc phải và đang hết lòng chữa chạy) là bệnh giáo điều tả khuynh ấu trĩ, từ đó phát sinh ra các bệnh tật khác. Thí dụ “Luận cương Trần Phú”, Tổng Bí Thư Đảng đầu tiên lấy đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản cực tả làm tư tưởng chủ đạo (từ tháng 10-1930) cho toàn bộ quá trình cách mạng - đối lập với “Chánh cương Nguyễn Ái Quốc” lấy đại đoàn kết dân tộc làm chiến lược cách mạng từ 3-2-1930 (1). Luận cương Trần Phú được lầm lẫn coi là Cương lĩnh Cách mạng đầu tiên chính thống suốt 60 năm qua - đã tác hại nghiêm trọng. Những phong trào khởi nghĩa nóng vội, những cuộc cải cách ruộng đất đẫm máu, những đợt sóng chỉnh đảng, chỉnh huấn, chỉnh đốn tổ chức đầy bạo lực, những đợt loại bỏ các trí thức văn nghệ sĩ có tư tưởng dân chủ cấp tiến; nhiều đợt vô hiệu hóa, loại bỏ, cầm tù những cán bộ trí thức các cấp trong và ngoài Đảng đã công khai phê phán chủ nghĩa giáo điều tả khuynh mao-ít và đòi tự do dân chủ cải thiện dân sinh, cải tổ bộ máy Đảng và Nhà nước; những thập kỷ hợp tác hóa nông nghiệp áp đặt, những đợt cải tạo tư sản, hợp tác hóa khẩn cấp ở miền Nam; tổng điều chỉnh, v.v... đều mang ấn dấu giáo điều tả khuynh của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao đã gây ra biết bao tổn thất sinh mệnh, tiền của, lực lượng sản xuất, mồ hôi, nước mắt, xương máu, tài năng và gây mất ổn định lâu dài trong xã hội còn di hại cho tới bây giờ.

2. Một bài học nữa cực kỳ quan trọng là đường lối chiến lược đoàn kết tất cả các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, các tôn giáo, các sắc tộc, các chính kiến khác nhau dưới khẩu hiệu Đại Đoàn Kết - Đại Thành Công của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Nó ra đời từ ngày 3-2-1930 [với] tên gọi “Chánh cương vắn tắt” của Hội nghị Hợp nhất các đảng C.S. dưới tên gọi “Đảng Cộng Sản Việt Nam” - bị Trần Phú và Trung ương đảng lúc bấy giờ (kể cả Quốc tế Cộng sản - bị Stalin lũng đoạn) lên án là hữu khuynh, cải lương, dân tộc chủ nghĩa, mất lập trường giai cắp, buộc Nguyễn ái Quốc phải viết kiểm thảo. Tuy nhiên, lịch sử cách mạng Việt Nam đã chứng minh hùng hồn rằng khi nào vận dụng đúng đường lối Đại Đoàn Kết vĩ đại đó đều thành cóng rực rỡ. Thí dụ, Mặt trận Việt Minh (1945), Đại hội Dân tộc Tân trào (1945), Cách mạng Tháng 8 (1945), Chính phủ Lâm thời (1945), Chính phủ Quốc gia Liên Hiệp (1945-1946, bao gồm nhiều chính đảng và đại diện các giai cấp, tầng lớp dân tộc), Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969) v.v… , và v.v… Tuy nhiên đường lối chiến lược đoàn kết dân tộc sáng suốt đó của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã nhiều phen bị vô hiệu hóa thay vì đấu tranh giai cấp quyết liệt dẫn tới những thất bại nặng nề như vừa điểm sơ qua trên.

Đường lối chiến lược Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc theo Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và như lịch sử đã chứng minh, không chỉ cần thiết trong cách mạng dân tộc dân chủ mà cho suốt cả cách mạng xã hội chủ nghĩa.

3. Dự thảo Cương lĩnh đánh giá tình hình thế giới theo mô hình giáo điều tả khuynh từ cách đây 30-40 năm, không nêu bật lên được đặc điểm cơ bản nhất và mới mẻ nhất của thời đại mới ngày nay thuộc nửa sau thập kỷ 90. Do đó D.T.C.L. mắc phải mâu thuẫn trong nội dung, rắm rối trong trình bày, lập lại các quan điểm lỗi thời, vừa bi quan, vừa lạc quan vô căn cứ, thiếu nhất quán dẫn tới định hướng đường lối chiến lược Cách mạng không phù hợp, thậm chí trái ngược tiến trình chủ đạo của thế giới loài người thời đại mới ngày nay.

Tôi xin phép đưa vài dẫn chứng điển hình:

Một là, từ sau thế chiến tranh II, suốt 45 năm nay, tuy trải qua những đợt khủng hoảng định kỳ không kém trầm trọng, chủ nghĩa tư bản phát triển thế giới, kể cả các nước TBCN chiến bại, do biết lợi dụng các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật mới, cách mạng sinh học, đặc biệt là cách mạng tin học, và luôn luôn biết tự điều chỉnh, tự thích ứng với môi trường cực động của thế giới, nên đã vượt qua được nhiều cuộc khủng hoảng, tuy chưa hết, và đã tiến bằng đôi hài bẩy dậm nhanh nhất thế giới (tiến từ nền văn minh công nghiệp qua nền văn minh tin học).

Ngay cả một loạt nước thuộc thế giới thứ ba cũng đã đang và trở thành những con Rồng (NICS). Còn thế giới xã hội chủ nghĩa (ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, kể cả ở châu Phi) vẫn cứ bị sa lầy trong hệ tư tưởng trừu tượng, trong chủ nghĩa giáo điều tả khuynh, không chịu thích ứng với thế giới khách quan của thế giới thời đại mới đang biến đổi như vũ bão hàng ngày, hàng giờ. Chính vì thế cũng trong thời gian 45 năm nay, chủ nghĩa xã hội thế giới tại lâm vào các cuộc khủng hoảng kinh tế - chính trị - tư tưởng - xã hội - đạo lý tiềm ẩn trầm trọng triền miên - rồi nổ tung ra công khai vài năm gần đây, dẫn tới sự đổ vỡ tan tành của một loạt nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu vẫn được coi là mạnh nhất trước đây. Liên Xô cũng đang trải qua cuộc khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng. Khỏi kể tới các nước xã hội chủ nghĩa kém phát triển nhất. Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực tan vỡ trước mắt toàn thể nhân loại, thậm chí chỉ trong vòng có một năm (năm 1989) do chính nhân dân các nước ấy tự nguyện phế bỏ. Như vậy, không thể gán ép tùy tiện khiên cưỡng rằng đó là chủ nghĩa tư bản đế quốc tấn công từ bên ngoài bằng “diễn biến hòa bình”. Phải dũng cảm tỉnh táo mà nhận rằng, dù có cay đắng đến đâu đi nữa, đó là do căn bệnh ung thư tiềm ẩn trong cơ thể xã hội chủ nghĩa tới độ chín nẫu vỡ tung ra.

Tuy nhiên, D.T.C.L vẫn cứ khẳng định hệt như ba bốn chục năm trước, rằng: thế giới hai phe và bốn mâu thuẫn cơ bản “cuối cùng dẫn chủ nghĩa tư bản tới sự tan rã không sao tránh khỏi”, rằng “Nội dung cơ bản của thời đại chúng ta vẫn là sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới”, (D.T.C.L., chương II, điểm 1). Rõ ràng đây là mô hình đấu tranh giai cấp cực đoan - chuyên chính vô sản khiên cưỡng, áp đặt thế giới loài người thực tại khách quan ngày nay phải nằm gọn trong cái giường Procuste tí tẹo.

Loài người đang chứng kiến đặc điểm cơ bản nhất, kỳ diệu nhất của thời đại chúng ta, thậm chí ngược đời không thể nào hiểu nổi đối với những người giáo điều. Đúng! Chỉ mới ngày hôm qua, thế giới đang hoảng loạn trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân bởi hàng núi tên lửa mà sức hủy diệt toàn thể loài người tới 15 lân vào bất kỳ giây phút nào. Vậy mà, ngày hôm nay, bóng ma chiến tranh thế giới đã biến mất, chiến tranh lạnh cũng kết thúc (tuy nhiên vẫn còn chiến tranh khu vực), nhường vị trí cho đối thoại giữa các dân tộc các quốc gia, trong LHQ, cùng nhau hợp tác giải quyết các vấn đề nóng bỏng khác đang đe đoạ sự tồn vong của cả loài người. Cái mốc lịch sử là Nghị quyết của Hội nghị An ninh và Hợp tác Châu Âu (CSCE) họp tháng 11-1990 - được mệnh danh là Hiến chương Paris - mở đầu cho Thời đại Hòa bình - Hữu nghi - Hợp tác. Con đường còn dài, đầy gian nan, nhưng bước đầu đã khai thông đặt mốc.

Một đặc điểm nữa cực kỳ quan trọng của thời đại chúng ta là loài người đã bước vào nền văn minh thứ ba - NỀN VĂN MINH TIN HỌC. (Nhưng buồn thay, Việt Nam ta vẫn đang sa lầy trong nền kinh tế hầu như Trung cổ, mà tuyệt đại bộ phận là nông nghiệp lạc hậu, tiểu sản xuất, thủ công, tự cấp tự túc). Nền văn minh tin học (Nền VMTH) là đỉnh cao của nền văn minh hậu công nghiệp mà lực lượng chủ đạo là giá trị của khu vực thông tin cộng với giá trị của khu vực dịch vụ chiếm cả thảy gần 70% tổng giá tri tổng sản phẩm xã hội (PNB) - nó chi phối toàn bộ phần còn lại của nền kinh tế quốc dân. Đặc trưng của thời đại văn minh này là lao động trí tuệ sáng tạo của các loại hình khoa học - kỹ thuật - công nghiệp hiện đại “tin học hóa” là động lực chủ đạo của nền kinh tế quốc dân và của mọi hoạt động văn hóa xã hội trong nước và thế giới có sự gắn bó liên kết hữu cơ với nhau, chịu tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau thành một hệ thống tổng thể toàn thế giới không thể chia cắt được, giống như một hệ tự động tự điều chỉnh thống nhất không lồ của toàn thể loài người. Nền VMTH buộc các nhà nước, các quốc gia, dân tộc, mọi người phải kịp thời đổi mới định tín tận gốc rễ mọi quan niệm: về thời đại, về hệ thống xã hội, về đấu tranh giai cấp, quốc gia và quốc tế, về độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, an ninh và hòa bình, tương quan giữa vị trí kinh tế và quân sự trên thế giới, về cường quốc và siêu cường, về lao động chân tay và lao động trí tuệ, về nhu cầu cuộc sống, nhu cầu tinh thần, tự do hạnh phúc của từng con người cụ thể, v.v... - tóm lại về tất cả mọi vấn đề thiết yếu của Nhà nước, xã hội, con người, loài người.

Nền VMTH vừa thu nhỏ quả đất lại, vừa gắn bó các dân tộc, các quốc gia, các giai cấp, các nền văn hóa của nhân loại, vừa thay đổi bản chất các quan niệm cũ về không gian và thời gian, về hiện tại và tương lai, về giống nòi và đồng loại...

Như vậy, dân tộc nào muốn đạt tới nền VMTH, điều quan trọng hàng đầu là phải đổi mới tư duy, phải thoát khỏi sự trói buộc của phương pháp luận và hệ tư tưởng giáo điều bảo thủ, phải đặt lên hàng đầu lao động trí tuệ - giới khoa học, bác học, kỹ sư năng động sáng tạo - và phải ứng dựng nền giáo dục hiện đại trong toàn dân, phải chạy đua tiếp thu các thành tựu mới nhất của khoa học - kỹ thuật - công nghệ, mà trước hết là tin học. (2)

Chính những đặc điểm cơ bản nhất ấy của thời đại đòi hỏi phải khách quan xem xét quyết định các cương lĩnh chiến lược, chương trình, phương pháp của bất kỳ quốc gia nào. Các Mác từng nhấn mạnh câu: “Cây đời muôn thuở xanh tươi, còn các lý thuyết đều xám ngoét, khô khốc”.

4. Dự thảo Cương lĩnh cũng thiếu xuất phát từ thực tại khách quan Việt Nam, mà chỉ lấy hệ tư lửng trừu tượng làm tiên đề. D.T.C.L. nhận định đúng rằng nước ta là “một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nhỏ” mà LHQ hiện nay phải xếp hạng là một trong 10 nước nghèo khó nhất trong tổng số 160 nước thành viên của LHQ. Tuy nhiên, D.T.C.L lại viết tiếp: “Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội... bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa” (D.T.C.L., chương II, đ.2). Trong khi các nước XHCN Đông Âu cũ vượt xa hơn Việt Nam về toàn diện tới cả nửa thế kỷ, mà họ còn thua kém tới vài thập kỷ so với Tây Âu, nay nhân dân họ đang phải xét lại phương hướng đường đi của đất nước mình. Việt Nam, với nền kinh tế tiền tư bản cực kỳ lạc hậu muốn bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên XHCN - Vậy bằng cách nào?? Con đường do Lenin chỉ vạch ra là “Phải được nước đã hoàn thành công cuộc xây dựng CNXH phát triển cao, chìa bàn tay anh em ra giúp đỡ trên mọi bình diện để dẫn dắt lên”! Nay không có bất kỳ một “nước XHCN anh cả” nào như vậy. Một phần vì khối SEV đã tan rã cũng do cơ chế giáo điều, bảo thủ, khép kín, phi tính kinh tế thị trường. Các nước XHCN còn lại đang cơn khủng hoảng toàn diện nghiêm trọng, tự mình không đủ sức cứu thân mình khỏi nói tới cưu mang ai. Và tất cả đều phải nhập cuộc kinh tế thị trường quốc tế, thanh toán sòng phẳng bằng ngoại tệ mạnh USA. Còn nếu muốn từ một nền kinh tế tiểu nông, tiền tư bản, cực kỳ lạc hậu như nước ta mà bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN “tự lực tự cường tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội” thì cả Mác lẫn Ăng-ghen, cả Lê nin đều phủ nhận con đường đó là phản khoa học, phi tính lịch sử, ảo tưởng. Vậy chỉ còn lại một giải pháp duy nhất là dựa vào các nước TBCN phát triển giúp cho ta, bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN mà tiến lên CNXH. Quả là một nghịch lý có thật mà ta đang muốn thực hiện.

5. Cuối cùng, tôi xin phép mạnh dạn kiến nghị năm điều:

Điều thứ nhất là kiên quyết từ bỏ phương pháp luận giáo điều mao-it, không lấy hệ tư tưởng trừu tượng bất kể là gì làm tiền đề xuất phát, mà phải lấy thực tại cuộc sống của nhân dân, lấy yêu cầu nguyện vọng cháy bỏng của các giai cấp xã hội Việt Nam đang rên xiết trong cuộc đại khủng hoảng toàn diện hiện nay, làm đối tượng mà vạch ra đường lối, chiến lược, sách lược trên cơ sở Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc, khẩn cấp cứu nguy dân tộc ngay trong một vài năm trước mắt đây.

Điều thứ hai là phát huy mạnh mẽ tới hết cỡ các tiềm năng, vật lực, nhân lực, tài lực trí tuệ phong phú của tất cả các giai cấp, tầng lớp, dân tộc, sắc tộc trong nước và Việt kiều, từ nhà tư bản, nhà hữu sản đến người công nhân, nông dân, trí thức miền xuôi, miền núi, theo đúng chính sách 5 thành phần kinh tế bình đắng trước pháp luật, không bao cấp, chống độc quyền. Pháp chế hóa các chính sách. Kinh tế thị trường đòi hỏi phải phục tùng các quy luật cung cầu, cạnh tranh công khai hợp pháp, năng động sáng tạo, lợi nhuận cao, phải tư nhân hóa và đa dạng hóa sở hữu (3).

Điều thứ ba, tháo gở tích cực mấy vấn đề quan hệ quốc tế nóng bỏng nhất, theo tư duy mới của thời đại như LHQ đã đề xướng, để mở đường cho sự đầu tư vốn từ ngoài, để tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại, và kinh nghiệm quản lý năng động sáng tạo của các nước TB phát triển, NICS và ASEAN. Xây dựng vài đặc khu kinh tế tự do dọc duyên hải bằng vốn nước ngoài (theo kinh nghiệm Thẩm Quyến - TQ). Mạnh dạn quyết tâm vươn lên thành con rồng thứ 5 hoặc thứ 6 trong 1 - 2 thập kỷ tới.

Điều thứ tư, mạnh dạn gác lại mục tiêu coi là “trước mắt và lâu dài xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Cần nghiên cứu cẩn trọng, lâu dài không vội vả. Bởi vì CNXH trên lý thuyết đo Mác - Ăng-ghen Lê nin (M-E-L) sáng lập chỉ mới ở dạng thức tư duy trừu tượng, giả định. Bản thân các ông cũng đã phải thay đi đổi lại nhiều lân, và nhiều dự báo của các ông đã bị thời gian phủ định. Còn CNXH hiện thực đã bị đổ vỡ ở một loạt nước, ở vài nước còn lại thì đang thử nghiệm xây dựng lại từ đầu. Đến cả các nhà bác học viện sĩ lừng tiếng suốt đời nghiên cứu làu làu lý luận M-E-L và các mô hình CNXH hiện thực ngày nay cũng chịu không trả lời nỗi câu hỏi: CNXH là thế nào? Nếu ta cứ đi vào xây dựng một xã hội gọi là XHCN rồi tùy tiện gán ép những tiêu chuẩn này nọ thì lại rơi vào đường mòn chủ nghĩa duy tâm và duy ý chí tư biện như suốt 50-70 năm qua các nước XHCN (vốn là anh em của Việt Nam) đã làm và đều thất bại thảm hại.

Ta hãy quyết tâm hồi phục lại “Chánh cương Nguyễn Ái Quốc” đã được lịch sử CMVN kiểm nghiệm và đã thành công bước đầu vào các năm 1945-1955. Đó là Cương lĩnh “Cách mạng tư sản dân quyền” do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo sáng tạo xuất phát từ truyền thống văn hóa, đời sống nhân dân và yêu cầu thiết tha của các giai tầng và toàn thể dân tộc, theo đường lối chiến lược Đại Đoàn Kết - Hòa hợp dân tộc, người cày có ruộng (sở hữu tư nhân ruộng đất), các giai cấp, các tầng lớp tự do sản xuất kinh doanh, tự do thuê mướn nhân công, tự do hành nghề đối với trí thức, tự do bán sức lao động; Nhà nước thu thuế theo lũy tiến. Những kết quả bước đầu rất đáng phấn khởi. Cuộc CM tư sản dân quyền ấy mới chỉ bắt đầu cần được tu chính cho phù hợp với thời đại mới ngày nay để tiếp tục cho tới hoàn tất. Một cuộc cách mạng vĩ đại như vậy các nước TBCN phải mất từ 100-200 năm để thực hiện. Thí dụ nước Pháp bắt đầu bằng cuộc CMTSDQ năm 1789 - mất 200 năm. Nhật Bản từ cuộc CM cung đình Minh trị thiên hoàng bắt đầu bằng phái đoàn Iwakura năm 1871 - mất 100 năm. Mỹ quốc từ năm 1787 - đúng 200 năm. Nước Nhật sau 120 năm cách mạng cải tổ đã trở thành siêu cường kinh tế số một trên thế giới, được các nước vì nề và học tập kinh nghiệm quản lý kinh tế.

Điều thứ năm - Khẩu hiệu nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được thế giới ca ngợi. Chủ tịch còn nói: “Độc lập mà không có tự do dân chủ thì chỉ là độc lập hình thức”. Một vị ở cấp lãnh đạo cao nhất Nhà nước đã phải thốt ra từ đáy tâm can tại tòa báo Đại Đoàn Kết cuối năm 1989 rằng: “Ở nước ta đã làm gì có dân chủ mà nói là mở rộng dân chủ?” Đó là sự thật đắng cay bi thảm. Vậy nguyên nhân sâu xa của tình trạng không có dân chủ, mà chỉ có dân chủ hình thức, dân chủ rởm là ở đâu? Trước hết là do Đảng đã pháp chế hóa quyền lực của mình bằng điều 4 ghi trong Hiến pháp năm 1980 rằng: “Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo xã hội”. Quyền lực tuyệt đối này được các cán bộ đảng các cấp, đặc biệt là các cán bộ thoái hóa biến chất, dùng làm vũ khí lộng quyền, đặc quyền đặc lợi, tham nhũng, đàn áp dân, lừa dối, đạo đức giả. Các cán bộ Đảng cấp từ Trung ương xuống tận cơ sở, họ là người thay mặt Đảng, quyền lực tuyệt đối của Đảng trở thành quyền lực tuyệt đối của cá nhân họ, nhất là của các ủy viên Thường vụ, đặc biệt là của Bí thư - là họ nói là lời Đảng nói. Như vậy quyền uy không phải đo tài năng, không do đạo đức cao quí, cũng không do nhân tâm tín nhiệm bầu ra. Bất kể ai, hể trúng cấp ủy tức khắc là có ngay quyền lực tối cao đó. Và một khi đã có quyền lực tối cao là sẽ có tất cả mọi thứ trên đời. Sự tha hóa tất yếu nẫy sinh từ cội nguồn này. Từ đó Đảng xa dân làm dân xa Đảng, sợ Đảng, rồi mất lòng tin vào Đảng.

Cũng do điều 4 đó của Hiến pháp mà cấp ủy Đảng đứng cao trên hết, trùm lên hết và ra lệnh cho tất cả các cơ quan bộ máy Nhà nước, từ cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp tới cơ quan lập pháp; khỏi nói tới các đoàn thể quần chúng và Mặt trận. Lịch sử 50 - 70 năm của tất cả các Nhà nước xã hội chủ nghĩa đã chứng minh tính quy luật tất yếu: độc quyền kinh tế, độc quyền chính trị, độc quyền tư tưởng, độc quyền thông tin, độc quyền chân lý đều dẫn tới cực quyền, độc tài, loại trừ lất cả mọi hình thái dân chủ dù cho sơ đẳng nhất. Chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao xuất hiện từ cơ chế cực quyền đó và đã vượt xa tất cả các chế độ tàn bạo nhất xưa nay, kể từ bạo chúa Tần thủy Hoàng cho tới Hít-le phát xít. Ngay tại Trung quốc đã vang lên lời phán quyết: tư tưởng Mao Trạch Đông là sự chuyên chế trung cổ tàn bạo cộng với chủ nghĩa phát xít man rợ. Để có nền dân chủ thực sự chỉ có một con đường là làm đúng lời khuyên của Lênin là: “chúng ta không loại bỏ những khẩu hiệu dân chủ tư sản, mà thực hiện cái dân chủ trong những khẩu hiệu đó một cách triệt để hơn, đầy đủ hơn, kiên quyết hơn” (V.I. Lê nin, Toàn tập, NXBTB, Matxcơva 1980, t.27, tr. 558).

Lịch sử loài người cho tới nay chỉ mới đưa ra được một cơ chế duy nhất dân chủ (tuy chưa phải là tối ưu) - đó là cơ chế Tam quyền phân lập, Nhà nước Pháp quyền, Nghị viện Tổng thống chế, đa nguyên, tự do báo chí (4) có khả năng hạn chế được tai họa phát sinh Cực quyền đảng trị, tuy chưa đủ sức diệt trừ tận gốc.

Hy vọng rằng trong tương lai, với sự phát triển các ưu điểm của cơ chế dân chủ tự do của chủ nghĩa tư bản hiện đại (tuy rằng chủ nghĩa tư bản chưa phải là mô hình xã hội lý tưởng hết bệnh tật) định hướng theo lý tưởng nhân đạo tuyệt vời của chủ nghĩa xã hội (5) loài người trong các thế kỷ đầu thiên niên thứ III sẽ tìm ra được một cơ chế xã hội dân chủ tự do triệt để vì hạnh phúc con người. Lênin đặc biệt rất coi trọng nền văn hóa, khoa học, kỹ thuật tư bản chủ nghĩa và thu hút các chuyên gia tư sản. Ông nhiều lần nhấn mạnh: “Sẽ không đạt được bất kỳ kết quả khả quan nào trong công cuộc xây dựng Xã hội chủ nghĩa nếu như tất cả các cơ quan phụ trách của Đảng, chính quyền xô-viết, các công đoàn không hết lòng quan tâm, bảo vệ, như bảo vệ con ngươi của chính mắt mình, mọi nhà chuyên môn có khả năng và tình yêu nghề nghiệp, để họ làm việc tự nguyện, ngay dù về mặt tư tưởng họ không đồng tình với chủ nghĩa cộng sản đi nữa” (trích Phụ trương Tuần san “Tin Tức Matxcơva”, số 13, tháng 3-1990, tr.7, dưới đầu đề “Như là con ngươi của mắt chúng ta”, Boulat Zabirov).

Hiện nay các nước Đông Âu và cả Liên Xỏ đều đã từ bỏ chế độ cực quyền mà chuyển sang chính thể đại nghị.

Liên Xô với các chiến tích và đầy bi kịch đẫm máu do lịch sử để lại, đang trong cơn vật vã lột xác cải tạo cách mạng tận gốc rễ nhà nước nhằm chuyển thành Chủ nghĩa xã hội nhân đạo và dân chủ đích thực. Các nước Mông Cổ, Anbani, v.v... dù muộn màn cũng bắt đầu đi vào đại lưu dân chủ hóa đó. Đó là những kinh nghiệm quan trọng đáng cho ta suy ngẫm.

Sau hết, tôi rất mong rằng bạn đọc sẽ vui lòng phê phán bài báo này và tham gia tranh luận khoa học để cùng tiếp cận chân lý.

Xin rất cám ơn.

Ngày 22-1-1991
Hoàng Minh Chính
Nguyên Viện trưởng Viện triết học, thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước
Địa chỉ riêng: 26 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.

ÔNG CÓ BIẾT PHƯƠNG UYÊN VÀ NGUYÊN KHA LÀ AI KHÔNG? Ts. Đặng Huy Văn

(Kính gửi ông Nguyễn Phú Trọng, TBT Đảng CS Việt Nam)

Ông có biết Phương Uyên và Nguyên Kha là ai không?
Là những thanh niên ưu tú của nhân dân toàn nước Việt
CNCS không rành nhưng kẻ thù của nhân dân là ai thì biết
Và các cháu đã sẵn sàng dấn thân để cứu dân tộc, non sông

Chúng ta phải làm thế nào để được họ gọi bằng ông
Đừng để các cháu khinh rẻ chúng mình là già rồi sinh lú
Hèn với giặc, ác với dân, ghét tự do, yêu độc tài, bài dân chủ
Chỉ vì đồng đô la và địa vị chức quyền mà bán biển đảo, núi sông!

Các cháu chỉ mới bằng tuổi chúng ta ngày sơ tán ở Đại Từ xưa[1]
Nhưng ngày đó ông và tôi còn lơ ngơ nên bị người ta dắt mũi
Bảo yêu chủ nghĩa xã hội thì yêu chứ có biết gì đâu ông hỡi
Khác nào Cô Bé Bán Diêm bị chết cóng giữa giao thừa![2]

Hồi đó chúng ta sợ cấp trên, sợ cả bí thư đoàn, lớp trưởng
Sợ chúng báo cáo lên nhà trường mình nghe đài địch ông ơi
Nghe tin chiến sự bằng đài Hoa Kỳ, đài BBC là phạm pháp
Không bị đuổi khỏi trường mà bị ghi lý lịch cũng lôi thôi!

Cho nên ông và tôi đã trở thành những thằng khờ khi tốt nghiệp
Trên sai việc gì là chẳng cần nghĩ suy mà cứ răm rắp theo làm
Có đứa còn về tận làng tố giác cả em trai mình đang trốn lính
Để giờ phải vào Trường Sơn tìm xác em, ân hận suốt trăm năm!

Suốt cả cuộc đời chúng ta khờ nhưng giờ các cháu không khờ
Chúng còn biết xấu hổ khi chúng ta đi ra ngoài giơ hai tay ra bắt
Thế là nhục Quốc Thể ông ơi vì qui định ngoại giao rất nghiêm ngặt
Không phải làm thế giặc nó thương mà chúng sẽ coi dân tộc mình ngu!

Khi Tàu cưỡng chiếm Hoàng Sa từ VNCH thì đảng ta im lặng
Giờ ông là tổng bí thư nên phải dựa vào dân để sửa chữa sai lầm
Ngày nay Uyên, Kha lên tiếng đòi Hoàng Sa sao lại bị người ta bắt
Ông là vua nên sẽ lên tiếng để cứu Uyên, Kha hay lại lần nữa vô tâm?

Lẽ ra ông phải tự hào vì đất nước đã có những người con dũng cảm
Bất chấp cả hiểm nguy đối với bản thân để lên tiếng cứu non sông
Ông đang đứng về phía dân Ta hay dân Tàu? Trả lời đi, dân hỏi
Nếu đứng về phía dân Ta thì Uyên, Kha đâu có tội thưa ông!

Phương Uyên và Nguyên Kha còn ngây thơ trong trắng
Chưa một ngày làm quan nên đâu biết tham nhũng là gì
Dân nói phe ông thề chống tham nhũng không nhân nhượng
Vậy hai cháu đã cùng phe với ông chống tham nhũng còn chi!

Tôi lại nghe phe CTN và TBT quyết chống bọn giặc Tàu xâm lược [3]
Vậy hai cháu đi dán khẩu hiệu chống Tàu thì ai bắt chúng ông ơi?
Chẳng lẽ bị Ếch bắt mà ông chịu bó tay không can thiệp được?
Thế nên chăng ông chuyển việc khác đi để chuẩn bị nghỉ ngơi?

Tôi biết Tòa Án Long An đã tuyên tội của Uyên, Kha rất nặng
Vì nay bị Trung Quốc bắn giết ngư dân mà bất lực nên căm
Như kẻ bị láng giềng quấy phá rồi về đánh con cho hả giận
Không phải chuyện lạ gì đâu nên xin ông chớ băn khoăn!

Nhưng hai cháu Uyên, Kha là hiền nhân của Tổ Quốc
Có sức trẻ và chí khí kiên cường có thể cứu được núi sông
Ông hãy lấy quyền làm vua để bắt tôi đi tù thay hai cháu
Tôi 70 đã lẫn rồi, sống làm gì thêm khốn khổ thưa ông!

Ôi ước gì Tuổi Trẻ Yêu Nước Việt Nam đều được như hai cháu!
Để gìn gữ giang sơn gấm vóc của Hùng Vương đã trải bốn ngàn năm
Ôi giá có một Đinh Bộ Lĩnh oai hùng có thể dẹp hết phe này, phái nọ
Để đòi lại Hoàng-Trường Sa và Biển Đông ngàn thương
Cho đất mẹ Việt Nam!

Hà Nội, 16/5/2013
Ts. Đặng Huy Văn

Hoàng Minh Chính “Đấu tranh cho tới cùng”

Bài phỏng vấn lúc ông HMC vừa ra khỏi tù lần thứ 3 tháng 6 năm 1996.
Đinh Quang Anh Thái (VNCR)

Ông Hoàng Minh Chính được ra khỏi nhà tù ngày 10 tháng Sáu năm 1996, đúng 12 tháng theo bản án của ông. Đài Việt Nam California Radio (VNCR) đã phỏng vấn ông tại tư gia. Lần thứ nhất, ông Hoàng Minh Chính đã từ chối vì sức khoẻ quá kém, bà Hoàng Minh Chính đã nói chuyện với đài VNCR thay cho ông. Một ngày sau, đài VNCR gọi lần nữa, dù còn đang sốt 38, 39 độ, ông Hoàng Minh Chính cũng đã trả lời.

Sau khi lời phát biểu của ông được truyền thanh tại hải ngoại, đài VNCR đã gọi điên thoại báo tin và cảm ơn ông, nhưng cuộc điên đàm này đã bị quấy rối bằng các bản nhạc ồn ào, dù hai bên vẫn nghe được nhau. Ông Hoàng Minh Chính đã tỏ ra rất phấn khởi khi biết lời nói của ông đã tới được với đồng bào ở bốn phương. Ông cho biết nghe tin đó ông thấy khoẻ ra. Nhân dịp này ông báo tin Nguyễn Hộ ở Sài Gòn đã bị cắt điện thoại và có hai người đến thăm Nguyễn Hộ đã bị bắt.

Ngày hôm sau đài VNCR đã gọi điện thoại về Hà Nội một lần nữa nhưng đường dây hoàn toàn bị phá không thể nghe được. Trong bài này, ông Hoàng Minh Chính dùng chữ ”Việt Kiều” để nói đến “người Việt ở hải ngoại”.


Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, trước tiên chúng tôi có lời chào mừng ông đã thoát ra khỏi cảnh tù tội và được về sống đời sống bên gia đình. Chúng tôi xin ông Hoàng Minh Chính nói chuyện với thính giả của đài VNCR Nam California và cho thính giả trên toàn cầu qua hệ thống Internet.

Hoàng Minh Chính: Thưa quý vị, tôi rất lấy làm sung sướng được phát biểu ngay sau khi vừa mới ở trong nhà tù ra. Hôm nay lời nói của tôi cũng không được thanh và vững vàng lắm bởi vì tôi đang bị ốm. Tuy nhiên, tôi đã được trở lại từ nơi tối tăm, mà được trở lại nơi có ánh sáng, điều đó cũng đã trợ lực cho tôi rất nhiều. Đến bây giờ lại được phát biểu với các bạn Việt Kiều ở nước ngoài, một số lượng thật đông đảo thì điều đó đem lại cho tôi một niềm phấn khởi rất lớn.

Điều mà tôi rất mong mỏi suốt nhiều năm nay, là được trực tiếp nói chuyện với tất cả các bạn Việt Kiều ở nước ngoài. Và trao đổi với nhau tâm tư, tình cảm, và các điều quan trọng nhất để có thể cùng nhau tiến tới, đóng góp thế nào cho tổ quốc, cho nhân dân, ngõ hầu đưa nhân dân và đưa tổ quốc tiến tới bước phát triển tốt đẹp hơn. Và có thể thỏa mãn được sự mong mỏi của tất cả bà con Việt Kiều ngoài nước, cũng như tất cả bà con Việt Nam trong nước.

Về vấn đề có thể nói gì trong giờ phút đầu tiên cảm động này, thi tôi nghĩ rằng bà con Việt Kiều trong thời gian qua, có thể nói là trong suốt mấy chục năm trời nay, đã hướng về tổ quốc, xót xa về những đói khổ và thiếu tự do dân chủ hiện nay ỏ trong nước. Ngày nay đất nước được Độc Lập, nhưng nhân dân không được tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ích lợi gì.

Theo tôi nghĩ, nhân dân hiện nay đang khao khát những gì? Khao khát tự do, dân chủ, công bằng xã hội và hạnh phúc của mỗi người. Những điều đó mới chỉ được đặt ở trên giấy, mới chỉ là những khẩu hiệu, nhưng nhân dân chưa được hưởng. Trong hai phiên toà năm ngoái, tôi cũng đã nói ra những vấn đề này, nhưng rất tiếc rằng, trong những lúc tranh luận, thì quan toà đã dùng độc quyền - độc quyền đó là gì? độc quyền được lắc chuông. Khi tôi trình bầy ý kiến của tôi thì quan tòa bào rằng không được phép nói “ra ngoài”. Tôi trả lời rằng tôi đang nói về vấn đề đúng, về vấn đề đang cần hỏi, và tôi đang cần phải trả lời, đang cần đưa đến chỗ biện minh, nhưng quan toà cứ lắc chuông và bảo “nói ra ngoài!”

Cái vấn đề hai bên đang tranh luận, giữa tôi với quan toà, là gì? Thì quan toà nói như thế này: “Những lời tuyên bố của anh đối với bốn lần phỏng vấn của báo chí, và của Đài nước ngoài có phù hợp với tình hình thực tại của Việt Nam không?” Bởi vì theo quan toà nói, thì tôi đã bịa đặt, vu khống, bôi nhọ “Đảng,” bôi nhọ chính quyền Việt Nam và xuyên tạc, nói xấu sự lãnh đạo đất nước.

Tôi trả lời trong hai phiên toà, với hai ông chánh án ấy rằng: Những lời tôi đã trả lời phỏng vấn đối với bốn cơ quan báo chí và cơ quan phát thanh trong năm 95 và đầu năm 96, còn rất xa đối với thực trạng của đất nước này. Tôi nói với quan tòa rằng tôi xin phép được chứng minh, nhưng tôi chỉ mới chứng minh được một ít lời thì quan toà đã lắc chuông.

Điều tôi muốn chứng minh là hiện nay trên thế giới, một nước nào với bình quân thu nhập đầu người là 365 đôla một năm, thì đó là một nền kinh tế lạc hậu nhất, tình cảnh của nhân dân là khổ sở nhất. Mà ở Việt Nam ta, theo con số chính thức của chính quyền này, bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ mới có 200 đôla một năm mà thôi. Chỉ mới nhính hơn một nữa với con số bình quân đầu người của những người dân ở các nước nghèo khổ nhất trên thế giới.

Thế nhưng không phải người nào cũng được con số 200 đầu người/một năm ấy. Người nông dân mà tôi được biết – nông dân ở Việt Nam chiếm 80% có nghĩa là gần 60 triệu người trong tổng số 75 triệu người – 60 triệu người đó bình quân đầu người mỗi một nông dân chỉ mới được có gần 100 đôla đầu ngườ/một năm. Thì những điều đó là gì? Khốn khổ quá!

Nhưng mà vẫn chưa hết, bởi vì trong số 60 triệu đó còn có những đồng bào nông dân ỏ miền núi - gồm 15 tỉnh, ngoài ra còn có 15 tỉnh có huyện ở miền núi – tôi cứ lấy gọn những con số, tức là những người ở miền núi là 25 triệu. Những người ở miền núi hầu hết là nông dân mà theo con số chính thức của báo chí, của đảng Cộng Sản đưa ra, bình quân đầu người của những người miền núi là từ 40 đôla đến 50 đôla đầu người/một năm. Trước tình hình đó, tôi thấy rằng đời sống của người nông dân có thể nói rằng nguy kịch quá.

Chính cái thu nhập thấp quá như thế sẽ đẩy người dân đi đến tình trạng không còn có tự do. Vấn đề không có tự do đó, trước toà tôi đã vận dụng tất cả những lời của Mác, của Lênin hay của Hồ Chí Minh để dẫn chứng. Còn lấy những điều của những ông khác (để dẩn chứng với họ) thì có thể nói là rất khó.

Tôi đưa ra một câu này: Mác nói rằng:`Nếu như con người mà suốt sáng đến tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cắm mặt xuống đất để mà kiếm sống, thì con người đó không có tự do.` Thế mà bây giờ 360 đôla đầu người/một năm đã là mức nghèo khổ nhất thế gìới, mà đồng bào ta miền núi chỉ có 50 đôla đầu người/một năm, thế rồi đồng bào nông dân gồm gần 60 triệu cũng chưa có tới 100 đôla đầu người/năm thì hỏi khốn khổ đến như thế nào! Còn 15 triệu đồng bào ở các thành phố, thị trấn thì thực sự ra một số đông là công nhân, mà thu nhập của những người công nhân đó thì cực kỳ khổ sở!

Cho nên nếu đem thu nhập hàng tỉ, của những ngài tư bàn đỏ, đem chia đều cho tất cả những người nông dân đói khổ, và những người công nhân cũng đói khổ chẳng khác gì, thì mới đi đến chổ bình quân đầu người là 200 đôla đầu người/một năm cho mỗi một người Việt Nam.

Với tình hình đó, tôi nói trước tòa, thì tòa không cãi được, ông ta bảo rằng Hoàng Minh Chính nói như thế thì lạc đề, lắc chuông không cho nói nữa. Không còn tự do, dân chủ, không còn có bình đẳng gì trước toà án, trước pháp luật cả. Tôi có nói với ông ta rằng tôi là người thực thi những điều tích cực nhất, đúng nhất của Hiến Pháp Việt Nam, nhưng ông toà nói rằng tôi đã vi phạm điều 205A – là luật hình sự - điều lên án những kẻ mà đã lợi dụng tự do dân chủ để xuyên tạc, vu khống lãnh đạo của đảng, của nhà nước.

Tôi trả lời rằng: đó là sự áp đặt, bịa đặt vu khống đối với tôi. Sự thực không có như thế, tôi hoàn toàn không chấp nhận điều đó ngay từ phút đầu tiên họ bắt tôi. Tôi đã ghi vào văn bản rằng điều đó hoàn toàn bịa đặt, vu khống đối với tôi; còn tôi là cái người suốt cuộc đời, tôi đã đấu tranh theo đúng Hiến Pháp của Việt Nam.

Ví dụ Hiến Pháp có những điều có thể nói rằng rất quý giá: Điều 50 nói về những người công dân Việt Nam đều được hưởng nhân quyền, trong đó có quyền kinh tế, chính trị, quyền tư tưởng văn hoá và xã hội. Rồi điều 52 trong Hiến Pháp có nói rằng mọi người dân được bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng tức là gì: từ ông Thủ Tướng đến ông Tổng Bí thư đến một người chân đất, môt cô bán rau phải là bình đẳng. Thế mà tôi là một người không có tội, đưa ra toà, tôi cũng bình đẳng với toà án, tôi có quyền, hai bên bình đẳng và tranh luận với nhau. Nhưng họ đã nói “không!”. Chỗ này là chỗ bị bắt, đã đưa ra toà, tức là đã có tội rồi, nghĩa là họ đã chẳng nắm luật pháp gì cả.

Một điều nữa là điều 53 của Hiến Pháp có nói rằng: “Mỗi người công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, và có quyền bàn bạc về những vấn đề chung của đất nước.” Điều 60 thì nói “Những người dân Việt Nam có quyền nghiên cứu khoa học.” Tôi là một nhà khoa học, nguyên là Viện Trưởng Viện Triết Học của Việt Nam thì tôi có quyền nghiên cứu. Mà đã nghiên cứu về khoa học thì không được đi đến chổ là áp đặt chỉ được nói lên điều mà nhà nước cho phép, còn không được phép nói lên những ý kiến khoa học và chính kiến của anh thì điều đó trở thành phi khoa học. Đặc biệt điều 69 của Hiến Pháp có nói như thế này: “Mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tiếp nhận thông tin và phát thông tin.”

Những điều đó có thể nói rằng hoàn toàn nhất trí với nội dung những điều cơ bản nhất, nội dung của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1948, Và tôi thí dụ một điều nữa là điều 74 của Hiến Pháp: “Mọi người dân đều có quyền khiếu nại và tố cáo, và cấm không được lợi dụng chính quyền, cơ quan nhà nước, không được đi đàn áp, không được đi trả thù những người khiếu nại và tố cáo.”

Những điều đó, thực tế mà nói, những điều tôi nêu lên vừa rồi, không được thực thi trên đất nước này. Do đó cho nên tôi bị nhà nước bắt, cầm tù, và tôi cũng không được xử dụng ngay cả các điều cơ bản nhất mà Hiến Pháp nêu, và Luật tố tụng hình sự nêu. Ví dụ trong Luật tố tụng hình sự có điều 34, 35, 36 – ba điều đó nói rằng: “Những người bị bắt và bị đưa ra toà có quyền bào chữa, có quyền có luật sư để tự bào chữa cho mình – và những người luật sư đó có quyền tham dự ngay từ phút đầu tiên cuộc chất vấn. Và trước toà thì mọi người đều bình đẳng, những người bị bắt và bị tuy tố ra toà đều có quyền nói trước toà về tất cả các điều mình cảm nghĩ đề chứnh minh rằng mình vô tội.”

Tôi công khai nói lên những điều trên, thì suốt trong quá trình đó, toà án dùng quyền lực của mình, một quyền lực buồn cười nhất, cổ xưa nhất là chánh án lắc chuông không cho phép, nói rằng đã ra ngoài lề, và đi đến chỗ thôi, chấm dứt. Trước tòa, tôi cũng phải cố gắng tranh thủ để nói thêm được chút ít nữa, nhưng hễ tôi mở lời thì họ lắc chuông, không cho tôi nói nữa. Cuối cùng họ kéo vào họp bàn rồi ra tuyên bố kết tội tôi 12 tháng tù giam.

Tất cả những điều xẩy ra năm ngoái đối với tôi. Nó chứng minh cho bản thân tôi, cũng như cho mọi người biết rằng ở Việt Nam không có Tự Do, Dân Chủ, những người công dân không được phép nói lên tiếng nói của mình. Quan tòa có hỏi tôi thế này: “Anh bảo rằng không có tự do dân chủ, thế thì hỏi đây này báo chí như thế này, rồi là Quốc Hội đây, mọi người đều bầu cử đây , tại sao anh lại bảo là không có tự do dân chủ. Dân được tự do bầu, báo chí được tự do viết, có gì là không phải?”

Tôi đã trả lời rằng: “Không phải, ông nói như thế là không đúng. Vì Quốc Hội của ta là gì? Quốc Hội của ta trong đó có vài trăm người mà tỉ lệ ở trong nó, Đảng viên chiếm đến 93 đến 97%, còn các Hội đồng nhân dân thì con số (đảng viên) cũng là 79 đến 97%, có thể còn cao hơn thế nữa. Thế thì dân số trong đất nước Việt Nam là 75 triệu, đảng cộng sản chiếm chỉ có 2 triệu đảng viên thôi. Quốc Hội cũng chỉ có vài trăm người, mà bây giờ các ông đi chiếm hết thì như vậy là Quốc Hội của Đảng chứ không phải là Quốc Hội của nhân dân. Rồi các ông đề cữ ra, các ông buộc nhân dân phải bỏ phiếu, hoàn toàn trong số những người đảng viên mà các ông đã đề cử, như vậy thì đâu phải là tự do dân chủ? Còn về báo chí thì đều dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Đảng, từ ở Trung Ương xuống dưới, Đảng đều phụ trách tất cả. Báo là báo của Đảng, Tổng biên tập thì cũng là người của đảng, thế thì người dân có được phép đâu? Có được phép nói năng gì ở đó đâu?" Tôi đưa ra một thí dụ nhưng họ lại lắc chuông.

Tôi xin phép nói ở đây như thế này: Có những người bị vu oan trên báo chí, ví dụ giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu. Một vị đã viết bài đăng tải trên báo Nhân Dân nói rằng giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu không hiểu gì về chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có những lời nói sai trái, nói xấu nhà nước. Sau khi ông Phan Đình Diêu đọc bài viết này đăng trên báo Nhân Dân, ông đã viết một bài để trả lời. Tôi có bài ấy (của ông Diệu), tôi xem và thầy lời lẽ trong ấy rất đứng đắn, và phải nói là nhã nhặn, và cũng không muốn gây căng thẳng. Nhưng báo Nhân Dân đã không đăng tải.

Sau nhiều tháng, thì tờ báo Giáo Dục và Thời Đại, do Tổng biên tập là Trường Giang, nhận được bài của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu gửi tới, ông Trường Giang mới cho lên khuôn. Thế là Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương ra lệnh “stop”. Buộc lòng ông Trường Giang phải “đục” bài ấy bỏ ra. Và mấy hôm sau, ông Trường Giang chưa tới tuổi về hưu, bất ngờ trong một cuộc họp chung, tất cả các anh chị em của tờ báo Giáo Dục và Thời Đại đang họp thì có lệnh của ông Bộ Trưởng gởi tới. Trong lệnh ấy tuyên bố rằng Tổng biên tập Trường Giang phải nghỉ, không được phụ trách tờ báo ấy nữa. Thế thì tội lớn nhất của ông ấy chỉ là đăng tải thư trả lời của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu, trả lời những điều ông Diệu đã bị người ta biạ đặt và vu khống.

Những anh em trong ấy đã đến hỏi tôi vì tôi là người cũng nắm nhiều thông tin. Tôi có bản đó, rồi đi photocopy, đồng thời cũng một bản của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết một bài “Une Nouvelle Révolution” (Một Cuộc Cách Mạng Mới) bằng tiếng Pháp, mà anh em rất thích, anh em tới yêu cầu tôi, thế là tôi lại photocopy, hai tài liệu đó. Tôi photocopy, mỗi tài liệu chỉ có năm bản thôi, thế mà họ vu khống cho tôi là tôi tuyên truyền, tôi lợi dụng, tôi đi photocopy và tán phát tài liệu, là tôi đi vu khống nói xầu cái nhà nước này. Vậy thì còn gì là tự do dân chủ nữa? Còn có một văn bản của tôi, tôi đề nghị với nhà nước, tôi trình bầy với nhà nước cái vụ gọi là “Vụ án xét lại.”*

Trong cái Vụ án xét lại đó, người ta nói rằng, người ta bảo rằng (chúng tôi) đã lợi dụng tự do dân chủ để đi đến chổ bịa đặt vu khống nhà nước này và định đi đến tổ chức để cướp chính quyền. Tôi trả lời rằng “không phải!”

Vụ án xét lại thực tế ra nó là hai quan điểm, một là chủ trương chiến tranh và một quan điểm hoà bình. Quan điểm hòa bình là để thi đua kinh tế và cùng nhau hợp tác để đưa đất nước tiến lên trên bình diện toàn thế giới, hòa bình, hiếu ái và có nhân phẩm. Còn một quan điểm nữa là “chính quyền do ở nòng súng sinh ra,” chiến tranh cách mạng là tất cả; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng giống như là cuộc cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải bằng vũ lực, bằng nội chiến, cách mạng, và bằng đổ máu. Đấy là chuẩn mức cao nhất và cuối cùng của người cộng sản ở bất kể nơi nào. Và đấy là luận điểm của Mao Trạch Đông mà ông ta đã lấy những luận điểm ấy của Lênin. Tôi đã đi đến chỗ trả lời, trong đó tôi đối lập hai quan điểm đó, để cho mọi người đọc, tôi gởi cho từng lãnh đạo của nhà nước, và cho tất cả các bạn hữu.

Và cuối cùng tôi mới đưa có một điều thôi, toà nói rằng: sở dĩ có những vụ đàn áp trong nước (suốt từ năm 1930 tới nay) là vì trong đó có điều 4 của Hiến Pháp trao độc quyền, trao toàn quyền cho một chính Đảng, thì tôi nghĩ là như thế đã đi đến chỗ áp đặt một hệ tư tưởng cho toàn dân. Một chính Đảng có thể là có tư tưởng, có ý kiến, trao đổi bầu bán với nhau trong nội bộ của anh thôi. Nhưng bây giờ lại đưa vào Hiến Pháp những điều như thế, mà đảng (lãnh đạo) ấy lại được quyền quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước, từ đối nội đến đối ngoại, mọi vấn đề quyết định sự sống còn của nhân dân, về vật chất cũng như về tinh thần, thì tôi thấy như thế nó không đúng với tự do dân chủ, do đó nên tôi đề nghị hãy rút điều đó ra. Tôi đề nghị vì Quốc Hội sắp sửa họp. Tôi viết vào tháng Tám, mà Quốc Hội Việt Nam sau mấy tháng nữa thì sẽ họp. Bài ấy, họ hàng tôi, anh chị em ruột thịt xin tôi, tôi đem đi photo cùng với hai bản kia – photo năm bản – thì người ta buộc tội tôi trước toà, là tôi đòi hỏi phải đi đến chổ bỏ đảng lãnh đạo, và như thế là tôi chống đảng, chống cách mạng Việt Nam, và như thế là tôi định làm một cuộc đảo chánh.

Tất cả những điều như thế là hoàn toàn bịa đặt và vu khống, do đó nên tôi rất là buồn lòng. Và trước toà, sau khi người ta tuyên bố tôi là 12 tháng tù giam, tôi có trả lời cho các quan toà như thế này: “12 tháng tù giam, cho đến năm năm, mười năm phải cầm tù đối với tôi không có là cái gì cả. Tôi nói lên được cái tiếng nói, cái đau khổ của nhân dân, cái thiếu thốn về vật chất, về tinh thần không có tự do dân chủ, bị áp đặt và bị đè nén". Tôi nói được trước tòa, dù rằng không được một trăm phấn trăm, thì cũng được năm, bảy, mười phần trăm, điều đó cũng làm cho tôi vui lòng rồi, và lương tâm tôi thanh thản. Sau khi tôi nói, họ bắt tôi đưa đi thẳng đến nhà tù giam.

Hôm nay tôi tranh thủ để nói lại với tất cả các bạn Việt Kiều hiểu rằng tình hình đấu tranh trong nước cực kỳ gian khổ. Với tôi, đúng đêm 31 tháng năm, tôi nhận được lời thông báo của gia đình tôi rằng tôi đã được một phần thưởng cao quý là phần thưởng của Human Rights Watch. Nữa đêm hôm ấy, tôi đã viết trên một tờ giấy: “Người ơi, nếu muốn có tự do thì phải hy sinh rất nhiều, phải hy sinh tất cả. Và chỉ giữ lại chính bản thân mình quyền con người, quyền sống cũa con người.” Đến sáng hôm sau, khi xem lại, tôi rất xót xa, tôi có cảm nghĩ câu ấy là câu đã chồng chất tất cả cuộc đời bi thảm của tôi. Nhưng tôi rất vui mừng: bởi vì từ tuổi 14 đến bây giờ (tuổi dương lịch 76, tuổi ta 78 tuổi) tôi không hề có một điều ân hận gì cả. Tôi đã sẵn sàng cống hiến toàn bộ cuộc đời của tôi cho tổ quốc, cho nhân dân, cho tự do dân chủ, cho quyền sống của con người, cho quyền công dân trên đất nước này.

Vì thế hôm nay tôi xin trình bầy lại với tất cả bà con Việt Kiều ở nước ngoài rằng trong nước, không phải chỉ có mình tôi như thế, mà có rất nhiều các anh em khác nữa. Nhưng vì (hoàn cảnh) khắc khổ quá, những người đó, bây giờ muốn đấu tranh, muốn nói lên một điều thôi (như giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu), cũng không được trả lời những gì người ta đã vu khống mình – không được trả lời bài đăng tải trên báo Nhân Dân, huống hồ những người dân đen khác, làm sao có thể tự vệ nổi. Đây là nổi đau khổ của đất nước Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi nghĩ rằng bà con làm sao thống hiểu được tất cả những tình cảnh khó khăn, đói khổ, ốm đau. Thu nhập đầu người thấp nhất thế giới, là một trong năm nước nghèo khổ nhất trên thế giới hiện nay, mà bình quân đầu người là 200 đôla/năm, nhưng thực ra thì những người nông dân chiếm 80% trong đất nước, bình quân đầu người nông dân chưa đạt tới mức 100 đôla đầu người/năm.

Những người nông dân Việt Nam, trong suốt bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam, họ là những người giữ nước, xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập của đất nước. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, họ là những anh hùng, họ là giai cấp anh hùng, những bà mẹ anh hùng, những người cha anh hùng, những người thanh niên anh hùng, thế mà giờ đây họ sống một cuộc đời đau khổ. Khi ra toà, tôi tuyên bố rằng chỉ cần nói một điều ấy thôi, rằng tôi hoàn toàn phẩn nộ trước tình cảnh những người anh hùng ấy, giờ đây sống đau khổ như thế nào, tôi đã nói lên sự thật, bằng số liệu, nhưng quan toà đã lắc chuông không cho tôi nói.

Hôm nay tôi rất sung sướng và cảm động được nói chuyện trên đài VNCR. Tôi xin cảm ơn tất cả các tổ chức đã vui lòng thu âm lời nói của tôi. Đồng thời, tôi cũng xin nhắn nhủ (tạm thời ngày hôm nay) rằng tình hình đất nước hiện nay như thế, ta phải làm gì đây? Xin tùy bà con suy nghĩ. Vào một dịp khác, tôi sẽ xin trình bầy với bà con về chiến lược, sách lược, chương trình hành động, hay những mục tiêu cụ thể để tiến hành. Vì cơ bản, tôi đã gửi cho cấp cao nhà nước hôm 15 tháng Bẩy 1995.

Hôm nay vì thời gian đã dài, tôi chưa có dịp trình bày về những chiến lược sách lược ấy để làm sao đất nước ta có thể đi đến chỗ hoà hợp dân tộc, thương yêu nhau như ruột thịt, không phải để xảy ra đổ máu, nồi da nấu thịt, để chúng ta tiến lên trong vòng thời gian 10, 20 năm, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới, và đặc biệt nhất ở Đông Nam Châu Á, là những nước bạn hữu đã giúp đỡ ta rất nhiều, đặc biệt là những con Rồng ở Châu Á.

Cuối cùng tôi xin được nói một điều: Trong thời gian tôi ở trong tù, các bạn Việt Kiều ở tất cả các nước trên thế giới đã hết lòng ủng hộ tôi, đến khi ra khỏi tù, mấy hôm nay tôi mới biết được điều đó. Điều này đã khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt.

Không những các bạn Việt Kiều đã hết lòng ủng hộ tôi như một người em ruột thân thiết , đã bị oan khuất, có các bạn hữu trên thế giới, đã đứng dậy, đã lên tiếng đòi hỏi trả lại tự do cho Hoàng Minh Chính và cho Đỗ Trung Hiếu (trong đó tổ chức Human Rights Watch đã làm rất nhiều , những cơ quan thông tấn như RFI, VOA, Reuter, BBC, Australia…), ngoài ra còn có các nhà trí thức, các nhà khoa học, các nhà văn, nhà báo, những người có lương tâm, những người yêu quý tự do, dân chủ và hoà bình, thương yêu, kính trọng người dân Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ chúng tôi - ủng hộ Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu.

Đây không phải là sự ủng hộ riêng cá nhân chúng tôi, mà đây là ủng hộ tự do, công bằng xã hội, ủng hộ những người dân Việt Nam, những người trí thức Việt Nam đang bị đau khổ, rên xiết trong nhà tù vì đấu tranh cho tự do, dân chủ cùng những người khác hiện nay cũng đang bị đe doạ, đang sống một đời sống cực kỳ khổ sở chỉ vì họ đã nói lên, đang muốn nói lên tự do, dân chủ, quyền sống, quyền của con người!

Tôi xin cám ơn tất cả các bạn Việt KIều, tất cả nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các quý vị có lòng thương yêu đối với cá nhân tôi và đối với nhân dân Việt Nam.

Tôi xin hứa rằng tói sẽ đấu tranh cho tới cùng những năm tháng cuối cùng của tôi. Tôi sẽ khấn vái trên bàn thờ Tổ Quốc “Tất cả vì quyền sống của nhân dân Việt Nam, vì quyền sống của mỗi người dân Việt Nam, quyền tự trọng và quyền bảo vệ lương tâm của con người” để tiến lên một cuộc sống mới. Đồng thời yêu cầu nhà nước thực thi những điều nhà nước đã hứa hẹn, mà cho tới nay đã chưa làm một cách tích cực - mới chỉ nói trên khẩu hiệu mà thôi.

Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, xin được phép hỏi thăm ông vài câu, là tình trạng sức khoẻ của ông hiện nay như thế nào?

Hoàng Minh Chính: Với sức khoẻ của tôi, ở trong tù suốt một năm nay bị ốm ba, bốn lần. Ra tòa tôi đã tuyên bố tôi bị ốm suốt một tuần lễ, 38 độ, nên tôi đề nghị toà án sơ thẩm lui lại cho tôi đô mươi, mười lăm hôm. Toà án sơ thẩm quyết định không lui. Trước hôm bị ốm, tôi đã phải ăn cháo suốt một tháng trời. Vì họ cho tôi ăn gạo mục mốc, chỉ đáng để lợn ăn, vì thế tôi đã bỏ ăn, tôi tuyệt thực mất chín ngày. Sau đó họ nhượng bộ, tôi phải ăn cháo, tuy vậy ngày ra toà, đứng trước toà tôi sốt 38 độ nhưng vẫn phải đấu tranh với toà án.

Khi họ đưa tôi đi qua ba nhà tù, đến trại giam cuối cùng là Trại giam Thanh Xuân (nghĩa là “trại giam tuổi xuân”) ở đây họ bắt tôi làm lao động suốt bẩy ngày (trước đây gọi là Khổ sai – Travaux forcés) mà tuồi tôi đã 78. Bây giờ đứng ở dưới nắng suốt một tuần lễ. Chỉ cần đứng hai, ba tiếng đống hồ là tôi đã gục rồi, thế mà bây giờ họ bắt tôi đứng như thế. Có một anh bác sĩ ở trong đó tên là Hùng Sơn, thấy như thế, anh quyết định phải đưa tôi về trả lại buồng giam. Rồi từ đấy tôi đã bị ốm mãi cho đến trước ngày trả lại tự do. Bây giờ về nhà tôi lại tiếp tục ốm, ho, ngoại tâm thu, phổi có thể bị lao, suy nhược thần kinh… “Khi đi thì khoẻ, khi về thì thân tàn ma dại,” vợ con phải chịu đựng những đau khổ mà những nhà tù kia đã gây ra cho tôi.

Đúng ra tôi đang nằm, nhưng vì rất cảm độn trước tình cảm rất là quý báu của Việt KIều và các vị trên thế giới nên tôi đã cố gắng để chân thành nói đến tất cả các vị.

Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, chúng tôi rất lấy làm cảm động về thịnh tình mà ông đã dành cho thính giả của đài VNCR. Chúng tôi xin chúc ông sớm được phục hồi sức khoẻ và đeo đuổi thành công lý tưởng tự do dân chủ mà ông đã chiến đấu suốt cuộc đời ông. Và câu hỏi chót, xin được hỏi ông, rằng ông cũng muốn dành một khoảng thì giờ dài trong những ngày sắp tới , để trình bày đến quý thính giả của đài VNCR về chiến lược mà ông nói rằng vận đông cho cuộc tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên một cách rất tóm tắt, nhân cơ hội ngày hôm nay, nhân ngày đầu tiên mà thính giả hải ngoại được nghe tiếng nói của ông, ông có thể nói qua một tí về sách lược mà ông nhắm tới mục tiêu tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam được không?

Hoàng Minh Chính: tập trung chỉ riêng điều đó, chiến lược, sách lược, và những điều trước mắt cần phải giải quyết như thế nào để đi đến chổ không xảy ra tình trạng nồi da nấu thịt, có thể đến chỗ 75 triệu đồng bào trong nước và Việt Kiều nước ngoài có thể cùng bắt tay nhau như ruột thịt để mà tiến lên. Tôi đã suy nghĩ, và viết trên giấy những nét cơ bản trên một chục trang vào ngày 15 tháng Bẩy 1995, gửi cho cấp cao nhà nước. Nhưng đến hôm nay, nói lại những điều đó không được thuận tiện, bởi vì hiện nay tôi đã quá mệt, mà những vấn đề kia rất hệ trọng. Tôi muốn gởi gấm và trình bày đến bà con Việt Kiều nước ngoài để bà con suy nghĩ, phê phán xem chủ trương của tôi đúng hay sai, có điều gì cần phải tu chỉnh. Tôi sẳn sàng nghe ý kiến của tất cả quý vị Việt Kiều cùng tất cả các người lao động trí thức, cac nhà bác học, v.v…

Thư ngỏ của ông Phùng Văn Mỹ gửi ông Nguyễn Trung Thành

Thưa ông,

Trước hết, tôi xin phép tự giới thiệu: tôi là Phùng Văn Mỹ, bút danh Cam Ly, một người viết báo không có tên không danh sách hội viên của Hội nhà báo quốc doanh, một trong số mấy chục nạn nhân của cái gọi là “Vụ án tổ chức chống Đảng. chống Nhà nước, đi theo chủ nghĩa xét lại hiện đại và làm tình báo cho nước ngoài”.

Sau khi đọc lá thư của ông đề ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước, tôi thật sự xúc động. Không xúc động sao được vì từ mấy chục năm nay, đây là lần đầu tiên tôi được đọc một lá thư “xưa nay hiếm” của một quan chức có quyền lực đã có lòng tự trọng và dũng khí tự phủ định mình để trở về đứng bên nhưng người dân lành. Điều này không thể không nói ra vì đã từ lâu rồi, một số khá đông quan chức tự cho mình cái quyền đứng trên vai quần chúng ban phát những lời dạy bảo, những ân huệ lặt vặt và tự cho mình cái quyền không thèm trả lời những đơn từ kêu oan, kêu khổ của người dân.

Đối với các quan chức của Đảng thì xin miễn nói, tôi chỉ đề cập đến quí vị trong các cơ quan dân cử luôn luôn tự nhận mình là “của dân, do dân, vì dân” và không ngớt rao giảng câu thần chú “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Tôi cũng muốn nói đến các vị thần được Trời giao cho cai quản việc thi hành phép nước nhưng vì mắt các ngài quen đeo kính râm, miệng các ngài mãi nốc rượu sâm banh và nhấm nháp các vị đặc sản, tai các ngài mải lắng nghe những lời dặn dò, huấn thị nên cán cân công lý cứ nghiêng hoài về phía tội ác.

Cùng với các bạn tôi và nhiều công dân khác, tôi thành thật cảm ơn ông vì tiếng nói nghiêm túc, thận trọng, trung thực, có căn cứ phát ra ngày hôm nay của ông - một cán bộ chủ chốt có trọng trách, có quyền lực (ngót 40 năm trong ban Tổ chức Trung ương, ngót 30 năm là vụ trưởng Vụ Bảo vệ Đảng) - chắc chắn là tiếng nói của sự thật. Vì nằm trong chăn lâu ngày nên ông rất am hiểu qui luật sinh hoạt và vận hành của những con rận.

Tôi không thuộc Lênin lắm, chỉ mang máng nhớ rằng Lênin đã từng nói: “Chỉ có đảng nào vĩ đại mới dám công khai bộc lộ những khuyết điểm của mình, và chỉ có đảng nào thấp hèn mới dám che giấu tội lỗi mà thôi”.

Như vậy thì làm sao chúng tôi lại không thể không hoan nghênh ông.

Sau những dòng phi lộ trên, tôi xin được bàn về hai chữ “cứu” và “oan” trong đề nghị của ông: cứu 32 đảng viên bị xử trí oan khuất gần 30 năm nay...

Chữ “cứu” nếu được nói cách đây 25 năm thì đẹp và quí biết chừng nào! Có lẽ không ai thấm thía ý nghĩa câu: “Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại” bằng những người không bị một tòa án nào luận tội mà cứ phải nằm dài trong xà lim cá nhân suốt mấy nghìn ngày, trong khi vợ con họ ở ngoài tù bị ruồng bỏ, xa lánh như những con hủi do chính sách phân biệt đối xử.

Còn ngày nay, chữ “cứu” chẳng có ý nghĩa gì vì chữ thì vẫn thế, mà thời thì đã khác xa rồi.

Hiện nay về đời sống vật chất, có thể nói anh em chúng tôi tạm đủ sống như những người dân bình thường, có nghĩa là không đến nỗi dứt bữa, không đến nỗi rách rưới nhếch nhác. Còn về mặt tâm hồn, thì chúng tôi đang sống một cuộc sống thanh thản, không còn bị trói buộc vào một cơ chế máy móc nào. Chúng tôi đang thực hiện lời dạy của người xưa: “Phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Và như thế thì cần gì phải có ai “cứu” nữa. “Cứu” để rồi được trở lại cách sống cũ ư? Quả là một điều hãi hùng!

Có người nói: "cứu" là cứu sinh mạng chính trị. Câu nói ấy cách đây hai mươi năm thì còn có ý nghĩa, vì sinh mạng chính trị được hiểu là đứng trong tổ chức đảng, do đó được hưởng nhiều thứ bổng lộc, nhiều thứ quyền lợi đặc biệt. Ngày nay, cách hiểu ấy không còn đúng nữa, cái thước đo giá trị của một con người là phẩm chất đích thực của người ấy, chứ đâu phải là chỗ ngồi trong bộ máy quyền lực và hưởng thụ. Có phải ngẫu nhiên đâu mà những kẻ tham nhũng cỡ bự và siêu bự hầu hết lại là những đảng viên? Và đâu có phải là chuyện bịa đặt hay vu khống khi người dân thường nói oang oang giữa chợ rằng “những người hay lui tới nhậu nhẹt trong các khách sạn, nhà hàng sang trọng, những người đú đởn, phê phởn trong các hộp đêm quý phái, tung tiền qua cửa sổ hàng triệu, hàng triệu mỗi ngày hầu hết là đảng viên cả đấy!”

Kể ra, nếu chúng tôi có thêm thu nhập về vật chất để đời sống đỡ khó khăn hơn thì cũng tốt (mà nếu không có thì suốt mấy chục năm qua cũng chẳng chết!) Nhưng cứ nghĩ đến cái cảnh phải xếp hàng trông chờ vào bàn tay tế độ của những người “hảo tâm” sau khi chờ đợi được xét duyệt lý lịch thì thật đáng sợ!

Tại sao chúng ta lại không có quyền được hiểu chữ “cứu” theo một cách khác? Thí dụ, “cứu” đây là cứu dân tộc đau thương và ngàn lần yêu quí của chúng ta không còn tái diễn cái cảnh xô xuống vực khổ ải hàng ngàn, hàng vạn người vô tội khác. Hoặc thí dụ “cứu” đây là cứu đảng. Nếu đảng còn muốn lãnh đạo đất nước trở thành một đất nước giàu mạnh, công bằng, văn minh thì không thể khác là trước hết đảng phải tự cứu mình. Hoặc “cứu” đây là cứu những kẻ hoặc cố ý, hoặc vô tình đã bày đặt ra chuyện này chuyện khác mà người đời gọi là vu oan giá họa cho nhau để duy trì quyền lực kèm theo danh lợi. Được như vậy thì những ai đã từng nhúng tay vào tội ác, nếu còn sống. sẽ đỡ đi bao năm tháng dằn vặt, cắn rứt của lương tâm; nếu có chết đi cũng được thanh thản nhắm mắt và để rồi cái quả phải hứng chịu sau này cũng được Trời Phật giảm cho đến mức ít nhất.

Với cách hiểu như trên, chúng tôi sẵn sàng làm cái việc “cứu” đó, sẵn sàng thi ân cởi oán để nhắm vào lợi ích chung: Tổ quốc trên hết, nhân dân trước hết.

Trong những năm tháng ôm mối hờn giận (sao lại không?), chúng tôi không hề trở thành kẻ vong ân, quên đi cái “ân huệ” mà các ngài nắm giữ các cơ quan quyền lực đã dành cho. Thật vậy, nhờ các ngài ấy chúng tôi mới được trở lại cuộc sống đích thật của con người, dù có hàng núi vàng dễ gì đã mua được. Bởi nếu cuộc đời của chúng tôi cứ bị buộc phải trôi theo dòng sông quan liêu thì chắc gì chúng tôi không trở thành những kẻ hãnh tiến, những tên tham nhũng... hoặc may mắn hơn, chỉ mãi mãi cam phận làm những đinh ốc vô hồn trong một cỗ máy hay làm những công chức “sớm vác ô đi tối vác ô về”.

Cái guồng máy cơ chế cũ quay, ai đi ngược chiều nó sẽ bị nó nghiền nát, các ngài quan chức và tất cả mọi người dân đều phải xoay chiều theo nó, đều là nạn nhân. Vậy oán trách liệu có ích gì!

Nay xin nói đến chữ “oan”.

Trên đời thường có cái oan “cộng nghiệp” và cái oan “biệt nghiệp” Cộng là cái oan chung cho cả một dân tộc. Biệt là cái oan riêng của từng người. Vì cái chung của dân tộc nên chúng tôi mắc vòng “oan nghiệp”, gánh chịu nó thay cho nhiều người. Thế thì cái oan đâu chỉ là uất hận, mà nó còn là cái thiện, cái mĩ. Nếu không có cái oan của Nguyễn Trãi - Thị Lộ thì niềm tự hào dân tộc dựa vào đâu để nói lên sự chính trực và nhân nghĩa soi sáng cho đương thời và mãi mãi về sau.

Đối với nỗi oan biệt nghiệp, những con người có tấm lòng nhân ái chẳng nỡ làm ngơ. Vì thế, đời mới sinh ra những Bao Công, những Tô Hiến Thành. Vậy thì, đối với những nỗi oan cộng nghiệp, chắc chẳng ai nỡ để chúng bị chìm đắm trong sự lãng quên lạnh giá vì bất kể ai trong cộng đồng, dù điều kiện xã hội khác nhau cũng đều mang một nỗi đau chung.

Hiểu như thế nên chúng tôi chẳng bận tâm nhiều đến nỗi “oan” của riêng mình. Vả lại có gì là oan khi mình đã làm cái điều mà mình cho là hợp lẽ? Có cái hợp lẽ nào mà chẳng vấp phải sự chống trả quyết liệt, tàn khốc của cái không hợp lẽ? Sự đời là như vậy.

Từ nhiều năm nay, nhân dân đã làm cái việc “giải oan” cho chúng tôi rồi. Giải oan thật sự chứ không phải là màn trình diễn ảo thuật hay một tiết mục sân khấu. Đông đảo những con người trung thực và tốt bụng đều dành cho chúng tôi những nụ cười thông cảm, những lời nói chân tình, những tình cảm thắm thiết và một thái độ kính trọng. Có những người đã quá yêu chúng tôi khi nói rằng: nếu không có những người như các ông đã tự nguyện làm những viên đá lót đường cho lịch sử đi lên thì không biết đất nước mình đến bao giờ mới đi tới chặng đường ngày hôm nay!

Chúng tôi xin thành thật bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với tất cả những ai đã hiểu chúng tôi.

Vậy thì, rốt cuộc những anh em nạn nhân trong “Vụ án xét lại” này đã mất hay được? Nếu nói chỉ có được mà không mất thì thật là giả dối và lên gân một cách kệch cỡm. Chúng tôi mất nhiều lắm chứ! Mất cả một phần đời gồm những năm tháng sung sức nhất cả về thể lực lẫn tinh thần. Hơn chục người trong vụ đã chết vì nghèo đói, vì kiệt sức, vì tâm trạng đau đớn. Bao nhiêu gia đình đã bị tan nát hoặc sống nheo nhóc, vất vưởng vì bị bao vây. Đó là sự thật trần trụi, không thể và không được phép tô son trát phần để hóa trang.

Nhưng triết lý của cuộc sống đã cho thấy:

Có cái mất để trở thành cái được.
Cuộc sinh nào mà tránh khỏi cơn đau!


Đúng là chúng tôi cũng đã được và cái được lại rất lớn, đến nỗi nó át cả cái mất nữa. Khổ thay, vì cái mất thì sờ sờ ra trước mặt, ai cũng nhìn thấy, còn cái được thì trầm lặng, khó thấy, nên một số không ít bà con, anh em, bè bạn thường cứ ái ngại cho chúng tôi.

Trong cái mất, chúng tôi thấy cái được và cái được lớn nhất, vô giá, đó là sự giải thoát. Vì thế, quả là bất công nếu có ai đó mang lòng thương hại chúng tôi. Tự do ở thời nào cũng quý, nhưng thứ tự do có được bằng sự đổi chác hay áp đặt thì không đáng giá một xu. Chỉ có sự tự tại mới là thứ tự do mang tính tuyệt đối

Thưa ông Nguyễn Trung Thành, tôi xin gửi tới ông lời chào kính trọng và tin cậy.

Thân ái.

Phùng Văn Mỹ
Hà Nội. 12-3-1995

Thư của bà Vũ Đình Huỳnh gửi cho ông Nguyễn Trung Thành

Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 1995

Thưa ông
Nguyễn Trung Thành

Tôi là Phạm Thị Tề, vợ góa ông Vũ Đình Huỳnh, một trong những nạn nhân oan khuất của cái gọi là “Vụ án xét lại chống Đảng”.

Sau khi đọc xong thư của ông ngày 3-2-1995 gửi các quan chức cấp cao của Đảng và Nhà nước, tôi bàng hoàng xúc động. Tôi trân trọng đặt thư ông lên bàn thờ ông Vũ Đình Huỳnh, thắp nến, châm hương, gửi nó tới oan hồn chồng tôi, cầu cho ông được nhẹ nhõm phần nào nơi chín suối.

Trong những ngày cuối cùng ông quằn quại, vật vã, ông chờ đợi một điều gì đó nhưng điều đó đã không đến. Khi vĩnh viễn ra đi, mắt ông không nhắm lại được, các con tôi đã vuốt mắt cho cha. Sang thế giới bên kia, ông Huỳnh đã đem theo niềm uất hận cuộc đời. Tôi, các con tôi, các cháu tôi cũng thừa hưởng niềm uất hận vì oan trái ấy, thay vì một tài sản thừa kế.

Xuất thân từ một gia đình đạo gốc, năm 16 tuổi ông đã giác ngộ cách mạng, trở thành một trong những đảng viên cộng sản đầu tiên. Từ đó, ông đã hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và tự do cho mỗi người Việt Nam. Ông đã tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin còn hơn ngày nào ông đã từng tin Chúa và chung thủy với giáo lý ấy đến cuối đời.

Thế rồi cả công lao, cả tên tuổi đã bị đồng chí của mình - Lê Đức Thọ - xóa sạch.

Gia đình tôi đã tự đứng ra tổ chức lễ tang cho ông trong sự tiễn đưa của họ hàng, bạn hữu cùng các cơ quan đoàn thể. Một lễ tang ấm áp tình người và lạnh lẽo tình đồng chí. Không một đại diện nào của Đảng đến viếng người quá cố, dù nghĩa tử là nghĩa tận. Cùng theo nguyện vọng của họ hàng, tôi đã mời một người cháu là linh mục đến cầu nguyện cho ông. Chưa yên tâm, tôi lại mời các nhà sư đến tụng kinh niệm Phật. Những yêu cầu của tôi đã được đáp ứng mau lẹ, để cho linh hồn ông được siêu thoát. Những tôn giáo khác đã tỏ ra giàu tình người hơn.

Lá đơn tôi viết ngày 20-2-1994 là một trong hàng núi đơn từ khiếu oan của những người trực tiếp và gián tiếp dính vào “vụ xét lại chống Đảng”.

Sự bất đồng về quan điểm - trước số phận của đất nước - với nghị quyết IX (1963) chỉ là lý do trực tiếp dẫn tới việc bắt bớ, tù đầy, đàn áp khốc liệt các cán bộ ở trong và ngoài Đảng. Nguyên nhân sâu xa của vụ này ở đâu? Tôi tin rằng có âm mưu cá nhân của ông Lê Đức Thọ đằng sau cuộc thanh trừng lớn lao này.

Chồng tôi và ông Lê Đức Thọ là đồng hương, quen biết và cùng hoạt động từ ngày cách mạng còn trong trứng nước, rồi cùng tù Sơn La, cùng tham gia Cách mạng Tháng Tám và chín năm kháng chiến ở Việt Bắc. Phải nói giữa họ vừa có tình bạn, tình đồng hương, tình đồng chí. Ông Huỳnh biết quá nhiều về ông Thọ và điều này thực sự là một tai họa với ông.

Cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao cắt nghĩa được tại sao những người đồng chí lại có thể tàn ác ám hại nhau một cách khốc liệt đến thế?

Ông Huỳnh bị bắt đêm 18-10-1967, bị còng tay bằng khóa số 8, khi còng sắt không vừa, công an đã dùng dây thừng trói giật cánh khuỷu ông, một ông già đã về hưu. Hình ảnh đó cho đến chết tôi cũng không thể quên, vì nó tàn bạo và man rợ gấp bội phần so với thời thực dân. May mà các con tôi không có nhà (các cháu đang ở nơi sơ tán), bởi nếu chúng chứng kiến cảnh tàn bạo đó, trái tim non nớt của chúng sẽ chứa đầy hận thù và niềm tin sẽ không còn đất nẩy mầm. Mãi sau này, tôi được biết đó là đòn phủ đầu theo lệnh ông Lê Đức Thọ. Ông Huỳnh cũng như một số người khác đã nếm đủ mùi tra tấn, kìm kẹp dưới thời thực dân, muốn khuất phục họ cần phải có những biện pháp tàn bạo hơn? Thế mới biết, hòn đá ném từ tay người bạn, người đồng chí bao giờ cũng bất ngờ và đau hơn.

Sau 6 tháng bị nhốt trong xà lim Hỏa Lò (Maison centrale) ông bị đưa lên Bất Bạt (Sơn Tây), rồi Tân Lập (Vĩnh Phú), Phong Quang (Lào Cai)... Những năm đầu, ông bị giam riêng trong một căn nhà có hàng rào kẽm gai bao quanh, chơ vơ giữa một quả đồi. Đến bữa, có người lặng lẽ treo cặp lồng cơm vào cửa, người này không được phép giao tiếp. Cách giam giữ này có thể làm người tù phát điên. Nếu mỗi bình minh không thỉnh thoảng nghe tiếng chim hót trong rừng, nếu mỗi đêm dài không đôi khi nghe chó sủa xa xa thì mỗi người tù đều có cảm giác như mình đang sống trong nhà mồ. Còn ông Thọ thì chỉ coi đó là “cuộc đấu tranh nội bộ”, rằng “những người đồng chí không bỏ tù nhau đâu”, rằng “thuyết phục không được thì phải dùng biện pháp hành chính”. Ông không có khái niệm gì về pháp luật hay khi đang ở vị thế “thái thượng hoàng”, ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương ông cho rằng ông có quyền lực vô biên, muốn làm gì thì làm?

Với những “tội danh” không một viện kiểm sát, một tòa án nào được biết “chống Đảng có tổ chức, theo chủ nghĩa xét lại, làm tình báo cho nước ngoài (Liên Xô)…” ông Thọ đã đầy đoạ nhiều công dân vô tội, trong đó không ít cán bộ trung, cao cấp từng có công lớn với cách mạng. Tiếp theo đó là cuộc hành hạ theo kiểu “tru di tam tộc” đối với những người trong gia đình họ.

Trong không khí khủng bố căng thắng ấy, một số bạn bè và người thân xa lánh. Không thể trách ai vì đó là bản năng tự vệ của mỗi người dân trong một xã hội thiếu dân chủ, pháp luật chỉ có trên giấy và vì thế đầy dẫy những bất trắc. Sau “Cải cách Ruộng đất”, “Cải tạo Công Thương Nghiệp”, “Nhân văn Giai phẩm”, “xét lại chống Đảng” và biết bao vụ khác nữa, quyền tự do của mỗi người dân bị bóp nghẹt, sự sợ hãi bao trùm toàn xã hội, khiến mỗi người dân muốn sống yên ổn không có cách nào hơn là phải đánh mất chính bản thân mình. Song cũng chính trong những năm tháng gian truân đó, chúng tôi đã tồn tại được không chỉ bằng nghị lực bản thân mà còn vì chúng tôi vẫn đón nhận những lời chào hỏi ân cần, kính trọng, những ánh mắt đầy thiện cảm, những sự giúp đỡ chân tình cả về vật chất lẫn tinh thần từ nhiều người, thậm chí chưa hề quen biết.

Sau lá đơn của mình, tôi cũng nhận được nhiều hồi âm, thăm hỏi của những người dân bình thường từ khắp mọi miền đất nước biểu lộ sự thông cảm sâu sắc và ủng hộ đòi hỏi chính đáng của tôi.

Tâm hồn dân tộc Việt Nam chưa bao giờ đui chột, nó vẫn tồn tại, xuyên suốt thời gian và không gian để cho tư tưởng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi “lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem trí nhân thay cường bạo” trở thành bất diệt.

Tôi tin ông - Nguyễn Trung Thành - đã ý thức được tinh thần đó của Nguyễn Trãi. Ông đã noi gương Lê Thánh Tông, vị vua hiền mà lịch sử dân tộc chưa bao giờ ngừng ca ngợi.

Thực ra, trước đây tôi chỉ biết ông là một trong những người đã trực tiếp tham gia giải quyết vụ này từ đầu, tôi oán ông cũng gần như oán Lê Đức Thọ. Sau này, tôi hiểu rằng ông chỉ là một cán bộ thừa hành dưới quyền Lê Đức Thọ. Ngày ấy nếu ông có đầy đủ tài liệu trong tay và nêu ý kiến của mình như nội dung lá thư vừa rồi thì chắc chắn ông đã bị ngồi tù.

Nhưng sau lá thư vừa rồi, ông đã lấy lại được sự kính trọng nơi tôi và rất nhiều người khác nữa. Ông đã vượt qua chính bản thân để làm một điều hiếm hoi trong lịch sử Đảng trong mấy chục năm qua. Phải có nhiều tình người lắm, phải có nhiều dũng khí lắm mới làm được một điều như vậy khi Đảng và Nhà nước vẫn coi sự phớt lờ đơn từ khiếu oan là quốc sách.

Và vì thế, vụ này đã bị bưng bít suốt mấy chục năm qua. Đó là điều tôi không sao hiểu nổi.

Giờ đây Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã sụp đổ. Đảng đã chấp nhận đổi mới để Việt Nam đi lên, hòa nhập vào cộng đồng thế giới với mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Tôi nghĩ không còn lý do gì để trì hoãn việc xem xét lại toàn bộ vụ này một cách công khai. Cần phải phê phán sự độc tài của Lê Đức Thọ, người đã lợi “quyền lãnh đạo của Đảng” để chà đạp lên luật pháp, gây nhiều tội lỗi, làm bại hoại thanh danh của Đảng. Và qua đó, tìm ra cơ cấu ngăn chặn những sự lũng đoạn có thể có trong tương lai, xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Theo tôi cần có “Bộ luật về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam” chứ không thể là sự lãnh đạo chung chung bằng các chỉ thị và nghị quyết.

Một sự lãnh đạo chung chung làm cho các cơ quan lập pháp, tư pháp, hành pháp thực tế chỉ là công cụ của Đảng mà thôi. Điều này đã được chứng minh bằng sự lộng quyền để chà đạp luật pháp của ông Lê Đức Thọ và một số quan chức cấp cao của Đảng.

Gần 30 năm đã trôi qua. Ông Vũ Đình Huỳnh nhà cách mạng lão thành đã góp cả đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc, đặc biệt trong Cách mạng Tháng Tám, trong việc làm kinh tế cho Đảng và giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ lâm thời, chính phủ đại diện cho đoàn kết và hòa hợp dân tộc, một chính phủ thể hiện đầy đủ ý nguyện dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng nhà cách mạng lão thành đó đã bị xử trí tàn bạo, phi pháp và đã chết trong oan ức.

Quá nửa các con tôi đã về hưu, đứa út đã gần 40 tuổi. Chưa kể con trai cả của tôi - nhà báo, nhà văn Vũ Thư Hiên không phải là đảng viên, cũng bị bắt và tù 9 năm không án. Số còn lại đã mất hết tuổi thanh xuân và năng lực cống hiến vì phải sống trong o ép ngược đãi. Chúng là nhân chứng của những gì cha chúng đã nếm trải dưới đáy vực cuộc đời. Chúng mang trong lòng nỗi đau khôn nguôi.

Còn tôi một người vợ, một người mẹ, tôi là người mất nhiều hơn cả, từ cái đếm được đến cái không đếm được. Giờ đây, tôi không còn gì để mất. Nhìn rộng hơn chút nữa, suốt mấy chục năm qua biết bao cảnh ngang trái oan ức, biết bao cuộc đời đui chột, cằn cỗi chỉ vì luật pháp mới chỉ có trên giấy. Trong một cơ chế không hợp lý, nó không đủ sức mạnh để bảo vệ cuộc sống yên ổn cho mỗi người dân.

Nhiều nạn nhân trong đó có chồng và con tôi bị bắt, bị tù đầy hàng chục năm với những thủ đoạn tàn bạo: vu cáo, dựng tội, ép cung... mà chưa được đưa ra bất kỳ một tòa án nào, kể cả “tòa án” của Đảng. Như vậy theo tư cách công dân họ vẫn vô can. Muốn xác định trắng đen cần phải đưa ra tòa xét xử công khai. Chỉ có kết luận của tòa án mới thực sự hợp hiến, hợp pháp. Mọi cách giải quyết nội bộ kiểu ông Lê Đức Thọ là sai với pháp luật. Giờ đây, những người lãnh đạo Đảng và Nhà nước không chỉ thừa kế công lao mà còn phải thừa kế cả lỗi lầm của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, đó là lẽ công bằng của lịch sử.

Trong lá thư của ông đề cập đến con số 32 cán bộ đảng viên đã bị xử trí. Theo tôi con số này lớn hơn nhiều, đặc biệt còn có nhiều người ngoài Đảng, họ cũng phải được minh oan, được bồi thường những thiệt thòi về vật chất, được công khai trả lại danh dự đã bị bôi nhọ suốt mấy chục năm qua. Bây giờ đã là quá muộn để làm một việc như vậy.

Lá thư của ông là tia nắng rọi vào bóng đêm dày đặc còn bao phủ lên vụ này đã gần ba thập kỷ. Đó là tiếng nói của lương tri, của lẽ phải. Tôi đồng ý với ông rằng, khi giải quyết công khai những sai lầm trong vụ này, Đảng sẽ đáng được tin cậy hơn trước mắt nhân dân Việt Nam và dư luận quốc tế. Vì đây sẽ là một trong những bằng chứng về sự thực tâm xây dựng một nhà nước pháp quyền, một nền dân chủ đích thực.

Tôi tin rằng sau sự lên tiếng của ông, sẽ có nhiều tiếng nói khác nữa, đồng ý với ông, từ phía những người đã biết, đã từng tham gia xử lý vụ này, nếu họ là những người có lương tri.

Dân tộc ta rất tôn trọng lòng nhân ái. Tôi rất muốn tin các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta là những người giàu lòng nhân ái. Khi lòng nhân ái ngự trị trong tim người ta không bao giờ quay lưng ngoảnh mặt trước bất kỳ cảnh oan trái nào.

Hơn nữa, đây là trách nhiệm không thể thoái thác.

Ông Nguyễn Trung Thành kính mến,

Tôi hoan nghênh ý kiến của ông!

Tôi tin rằng ý kiến đó sẽ được ủng hộ từ bất kỳ một người dân Việt Nam nào yêu tự do và công lý, dù trong hay ngoài Đảng.

Và tôi tin rằng trong việc này, ông sẽ được Trời Phật phù hộ.

Viết mãi không hết lời. Cuối thư xin gửi tới ông lời chào trân trọng và lời chúc sức khỏe.

Kính thư,

Phạm Thị Tề

TB: Tôi gửi kèm theo lá thư của ông Vũ Đình Huỳnh gửi Tổng bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh. Đây là sự lên tiếng cuối cùng của ông Vũ Đình Huỳnh trước khi chết.

Đối thoại giữa tổng bí thư Đỗ Mười và ông Nguyễn Trung Thành về vụ án xét lại

Ngày 3-2-1995, ông Nguyễn Trung Thành, nguyên vụ trưởng Vụ bảo vệ đảng (thuộc Ban tổ chức Trung ương Đảng CSVN) đã gửi thư cho lãnh đạo ĐCS, Viện kiểm sát và Tòa án tối cao, yêu cầu giải oan cho 32 cán bộ nạn nhân của “vụ án xét lại - chống đảng”. Sau một tháng tuyệt vô âm tín, không ai trả lời, lá thư này đã dược gửi cho gia quyến các nạn nhân, và từ đó các bản sao chụp được phổ biến rộng rãi trong nước gây xôn xao trong hàng ngũ cán bộ và trong dư luận.

Ông Đào Duy Tùng, bí thư thường trực, đã ra lệnh thu hồi bức thư của ông Nguyễn Trung Thành, nhưng một lần nữa, loại chỉ thị nội bộ này đã mang lại kết quả trái nghịch. Chiều ngày 22-3-1995, tổng bí thư Đỗ Mười và ông Đào Duy Tùng đã tiếp ông Nguyễn Trung Thành tại trụ sở Trung ương ĐCS ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân, Hà Nội.


Đỗ Mười: Năm nay anh bao nhiêu tuổi?

Nguyễn Trung Thành: Tôi 72.

Đỗ Mười: Với cái tuổi này anh cần nghĩ ngơi, làm thơ hoặc trồng cây có lẽ tốt hơn là ngồi viết thư như thế này.

Nguyễn Trung Thành: Anh 78 tuổi mà còn làm việc hết mình vì dân vì Đảng, không lẽ tôi 72 mà đã cho mình là hết trách nhiệm với dân với Đảng?

Đỗ Mười: Nhưng tại sao lá thư này anh lại gửi công khai mà không gặp riêng tôi và các đồng chí trong Bộ chính trị, trong Ban bí thư, làm kiểu này hỏi rằng Liên Hiệp Quốc nó biết nó vu là ta vi phạm nhân quyền thì tác hại sẽ ra sao?

Nguyễn Trung Thành: Một câu hỏi được đặt ra ở đây: tại sao Tổng bí thư không nghĩ đến sự chịu đựng nỗi oan ức của hàng trăm con người trong vụ án, đeo đẳng họ trên 30 năm, có người đã chết vì kìm kẹp, vì bị tra tấn, có người còn sống thì gia đình tan nát, rạn nứt sứt mẻ, vợ chồng ly tán, cuộc sống của họ gặp khó khăn trăm bề vì không có lương, không có chế độ ưu đãi gì cả. Hai là, ta có sai ta quyết tâm sửa giải oan cho đồng chí của mình thì dứt khoát không sợ bất cứ một tổ chức nào vu cáo ta là vi phạm nhân quyền được.

Đào Duy Tùng: Chúng ta ở gần nhau, số điện thoại của tôi anh có, tại sao anh không cho chúng tôi biết trước mà anh lại đưa ra trước dư luận quần chúng rộng rãi như thế này?

Nguyễn Trung Thành: Trong vụ án chính trị này, tôi không thống kê hết là đã có bao nhiêu người gửi thư cho Bộ chính trị, cho Ban bí thư, cho các cấp lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, có người viết hàng trăm lá thư, nhưng tất cả không nhận được một sự hồi âm, họ đã chờ đợi trên 20 năm nay mà không hề nhận một tín hiệu gì về việc có giải oan cho họ hay không. Riêng tôi hồi tháng 12/93 đã có thư gửi Ban chấp hành và Ban bí thư cùng các vị lãnh đạo cao nhất của Đảng trình bày ý kiến của tôi, người đã trực tiếp được phân công điều tra xét hỏi về vụ án này, tôi đã khẳng định Ban chỉ đạo vụ án trước đây đã phạm sai lầm như thế nào, dẫn đến việc quyết định của Bộ chính trị và của Ban bí thư cũng sai luôn, nhưng hơn một năm tôi không hề nhận được một sự hồi âm nào, dù là một lá thư nhỏ, một cú điện thoại là đã nhận được, đang xem xét...

Đỗ Mười: Vụ này trước đây có hai cuộc hội nghị của Trung ương đã nhất trí đánh giá vụ án chính trị này là có. Tại sao anh lại nói khác với nghị quyết của tập thể Bộ chính trị? Đó là một việc làm vô nguyên tắc.

Nguyễn Trung Thành: Như trên tôi đã nói, sai lầm chính là của Ban chỉ đạo vụ án đã kéo Bộ chính trị và Ban bí thư phạm sai lầm luôn. Thực chất những bản báo cáo để Bộ chính trị và Ban bí thư xem xét phần lớn là do tôi dự thảo qua tài liệu của Ban chỉ đạo vụ án. Đến nay được sự chỉ đạo của trên, cụ thể của đồng chí Hương, Trưởng ban Bảo vệ chính trị nội bộ giao cho tôi xem xét lại vụ án này. Tôi đã làm việc này theo sự thôi thúc của lương tâm và bản chất của người cộng sản chân chính, vì lương tâm, vì tinh thần trách nhiệm của một người đảng viên trước dân, trước Đảng.

Đỗ Mười: Nói như thế có nghĩa là tôi không có lương tâm hay sao, lương tâm của tôi kém anh hay sao? Tôi cũng bị tù cùng những anh em đó, tôi hiểu họ chứ. Cái chính là Bộ chính trị đang bận quá nhiều việc, chưa có thì giờ cứu xét đến vấn đề này, nhất là Đảng ta đang chuẩn bị cho Đại hội 8 có biết bao công việc cần làm trước.

Nguyễn Trung Thành: Các anh bận, Bộ chính trị bận, vậy thì tại sao tôi đến gặp các đồng chí trong Ủy ban kiểm tra Trung ương thì các đồng chí đó lại trả lời tôi là Ủy ban không xem xét vụ án chính trị này. Vậy thì lập ra cái ủy ban này để làm gì? Tôi cho rằng vấn đề này không đơn thuần là vấn đề đặt ra giữa Bộ chính trị và với Nguyễn Trung Thành mà là vấn đề đặt ra giữa Bộ chính trị với nhân dân, với chính sách đoàn kết hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù. Nếu các anh cho rằng tôi gửi lá thư này là một sai lầm thì tôi sẵn sàng đi tù.

Đào Duy Tùng: Cái chính là đáng lẽ anh nên trao đổi với chúng tôi trước thì hay hơn. Tiện đây tôi cũng xin nói rõ về ý kiến của anh cho rằng tôi đã ra lệnh thu hồi lá thư của anh khi đến tay các đồng chí trong Bộ chính trị và Ban bí thư thì không đúng đâu. Khi nhận được lá thư này tôi có đến báo cáo với đồng chí Tổng bí thư thì anh Đỗ Mười đã cho ý kiến là cần thu hồi.

Nguyễn Trung Thành: Hôm nay tôi đến đây với các anh, tôi có mang theo một lá thư thứ hai đề ngày 20 tháng 3 năm 1995 và một bản báo cáo thêm về vụ án này, tôi xin gửi hai anh, xem xong đề nghị các anh cho tôi biết ý kiến.


Ngày 26-9-1995, Thành ủy Hà Nội ra thông báo khai trừ ông Nguyễn Trung Thành ra khỏi Đảng