A. Trái Đất Đảo Lộn.
Chịu sự tác động của công cuộc cải tổ toàn diện đất nước Xô Viết vĩ đại bắt đầu từ tháng 04 năm 1985, thế giới đã bước vào một thời kỳ chuyển động khác thường, có thể nói là “chóng mặt” và vô cùng phức tạp.
Phải thừa nhận rằng trong công cuộc cải tổ ở Liên Xô (cũ), dân chủ – công khai là động lực mang tính chất áp đảo đã tạo ra những chuyển biến có tầm vóc quốc tế đáng kinh ngạc.
Những hiện tượng nổi bật của nó là :
- Cuộc đấu tranh đồng loạt cho dân chủ – tự do, chống chuyên chế độc tài, chống tham nhũng, đòi thành lập một nhà nước pháp quyền của hàng triệu sinh viên, học sinh, trí thức và các tầng lớp nhân dân thủ đô Bắc Kinh cùng với các thành phố khác của Trung Quốc hồi tháng 05 đã bị tàn sát đẩm máu tại Thiên An Môn và bị dập tắt ngay sáng ngày 04 tháng 06 năm 1989.
- Trận cuồng phong dân chủ – công khai ở Liên Xô (cũ) tràn vào Đông Ấu đã xoáy mạnh và làm tan rã các nước xã hội chủ nghĩa ở khu vực này kể từ tháng 10 năm 1989. Các đảng Mác- Xít cầm quyền bị sụp đổ, các lãnh tụ bị bắt, đưa ra tòa xét xử hoặc bị giết: Honecker (Cộng Hòa Dân Chủ Đức), Tô-to-gíp-cốp (Bungari), Ceaucescou (Rumani), bức tường Bá Linh cắt đôi nước Đức suốt mấy mươi năm đã bị đạp bằng, Đông Đức sát nhập vào Tây Đức thành nước Đức thống nhất.
- Khối Vác-sa-va (Khối quân sự các nước xã hội chủ nghĩa Đông Ấu kể cả Liên Xô cũ) và hội đồng tương trợ kinh tế Châu Ấu (tổ chức kinh tế của các nước xã hội chủ nghĩa) đều giải thể (1990-1991).
- Theo sự cam kết của chính phủ Liên Xô (cải tổ) là không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước, hồng quân Liên Xô lần lược rút khỏi các nước Đông Ấu (từ năm 1990 trở đi) sau 45 năm chiếm đóng các nước này.
- Do sức ép mạnh mẽ của phong trào dân chủ, đại hội đại biểu nhân dân Liên Xô (1990) đã thông qua quyết định hủy bỏ điều 6 của hiến pháp Liên Xô (cũ) về vai trò độc quyền lãnh đạo của đảng cộng sản Liên Xô đối với đất nước Xô Viết hơn 70 năm trước đó.
- Cuộc đảo chánh nhằm lật đổ Tổng Thống Liên Xô M.Gorbachov của lực lượng bảo thủ chống cải tổ trong đảng cộng sản và nhà nước Liên Xô (cũ) nổ ra ngày 19/08/1991, song nó đã thất bại ngay sau đó (21/08/1991) bởi chiến thắng ngoan cường của của lực lượng dân chủ Mockba và Le-nin-grat.
- Đảo chánh bị thất bại, M.Gorbachov trở lại vị trí Tổng Thống của mình (21/08/1991), sau đó tuyên bố từ chức Tổng bí thư đảng cộng sản Liên Xô và yêu cầu Uỷ ban trung ương đảng nên tự giải thể, đồng thời Tổng Thống Liên Xô đã ký sắc lệnh buộc đảng cộng sản Liên Xô ngưng
hoạt động. Ở một số nước Cộng Hòa, đảng cộng sản bị cấm hoạt động (Cộng Hòa Liên Bang Nga), có nơi đảng cộng sản đã giải thể hoặc đổi tên khác để tiếp tục hoạt động.
- Chủ nghĩa dân tộc cực đoan bộc phát dữ dội, chưa từng thấy ở các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô (cũ): tuyên bố độc lập và ly khai với Mockva (Liên Bang Xô Viết) đã làm rung chuyển đến cội rễ bộ máy nhà nước Liên Xô, cắt xén và làm suy yếu nó một cách nghiêm trọng đến độ nó chỉ còn là một Liên Bang lỏng lẻo, tự do và rất yếu đuối.
Tuy nhiên sự kiện làm chấn động dư luận thế giới là “cộng đồng các quốc gia độc lập” gồm 3 nước : CHLB Nga, U-cơ-rai-na, Bê-la-rút ra đời (08/12/1991) đã thu hút hầu hết các nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô (cũ) còn lại than gia vào cộng đồng nói trên.
Mặc dù, M.Gorbachov thấy rõ trách nhiệm nặng nề của mình là phải đưa đất nước Liên Xô vượt qua thảm họa của cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện về chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, sắc tộc, thậm chí đang có nguy cơ đảo chánh, nội chiến với quyết tâm kiên trì chủ trương ký kết hiệp ước Liên Bang mới (Liên Bang lỏng lẻo, tự do), nhưng tất cả tình hình diễn biến dồn dập, đột ngột, nhanh chóng kể trên đã tạo nên sức ép nặng nề đến độ buộc M.Gorbachov phải tuyên bố từ chức Tổng Thống Liên Xô đêm 25/12/1991 khi ông phát biểu ý kiến với nhân dân Liên Xô trên đài truyền hình Moxkva về tổ chức “cộng đồng các quốc gia độc lập”.
Thế là Liên Bang Xô Viết chấm dứt tồn tại và Tổng Thống Liên Xô M.Gorbachov cũng không còn, đi liền với sự ra đời của 15 nước Cộng Hòa độc lập, tự do trên mãnh đất Xô Viết cũ- 15 thành viên của Liên Hiệp Quốc. Vì vậy nhiều câu hỏi đã được đặt ra: “thế giới sẽ đi về đâu ? Chuyển động theo xu thế nào ? Trước đây hùng mạnh như Phát Xít Hitler mà không làm gì nổi Liên Xô, còn ngày nay tại Liên Bang Xô Viết và đảng cộng sản Liên Xô lại dễ dàng tan rã như vậy ?”.
Đúng! Chỉ trong mấy năm gần đây (1989-1991), thế giới biến đổi kỳ lạ và chưa từng có trong lịch sử. Sau năm 1945, cuộc chiến tranh lạnh với trên 40 năm tồn tại đã không ngừng thúc đẩy nhịp độ căng thẳng trên thế giới giữa Đông (xã hội chủ nghĩa) và Tây (TBCN) đến bờ vực thẳm của cuộc chiến tranh nóng thật sự, với quy mô toàn cầu đã vĩnh viễn chấm dứt (1990- 1991), mở ra một kỷ nguyên mới trong xã hội loài người- chuyển đối đầu sang đối thoại, hợp tác, hòa bình, dân chủ và phát triển.
Loài người đã thở phào nhẹ nhõm vì đã vượt qua được cơn ác mộng triền miên nguy cơ chiến tranh thế giới thứ 3, chiến tranh hạt nhân hủy diệt, chiến tranh không có kẻ thắng người bại khi nó kết thúc chỉ có loài người (người nghèo khổ, vua chúa, quan lại, triệu phú, tỉ phú, quân
đội, tướng lĩnh, công nhân, tư sản, người có đạo hay không có đạo…) sẽ bị tiêu diệt sạch sành sanh trên trái đất.
Hãy nghe Tướng Colin Powell – Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ- khi đến thăm Liên Xô (cũ) hồi tháng 7 năm 1991 đã tuyên bố tại Mockba rằng: “Trong điều kiện có hiệp ước Start- ký kết giữa Liên Xô và Mỹ trước đó: hai bên cam kết cắt giảm 30% vũ khí hạt nhân chiến lược- Liên Xô vẫn có khả năng tiêu diệt nước Mỹ chúng tôi trong vòng 30 phút” (Liên Xô cũ có tất cả 11.000 vũ khí hạt nhân chiến lược được bố trí ở mọi hướng, nhắm thẳng vào mọi kẻ thù của mình và trong tư thế sẵn sàng tiêu diệt chúng) và ngược lại, với sự cân bằng chiến lược cân bằng lực lượng quân sự giữa đôi bên (Liên Xô – Mỹ), Mỹ cũng có đủ khả năng tiêu diệt Liên Xô và đồng minh của Liên Xô (các nước xã hội chủ nghĩa) trong vòng 30 phút. Cho nên mọi chiến tranh thế giới 3- chiến tranh hạt nhân huỷ diệt- nổ ra và kết thúc sẽ không có kẻ thắng người bại như mọi cuộc chiến tranh thông thường khác là trong ý nghĩa khủng khiếp đó.
Mặc dù thế giới vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp sau khi Liên Xô (cũ) tan rã: xung đột võ trang, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, phe phái đối nghịch nhau giành quyền lãnh đạo (ở Nam Tư cũ, giữa A-déc-bai-gian và Ác-mê-ni, ở Grudia, ở Áp-ga-ni-xtan, Ắng-gô-la, Xô-ma-li…v…v..),
cả sự nổi dậy của bọn tân phát xít ở Đức, Ý, Tây Ban Nha… vẫn không thể làm đảo ngược được xu thế lớn, dòng chảy của thời đại: đối thoại hợp tác, hòa bình, dân chủ và phát triển. Cụ thể là trong thời gian xảy ra những cuộc xung đột kéo dài nói trên, Trung Quốc với dân số 1 tỷ người, từng giành thắng lợi lớn trong 14 năm cải cách kinh tế và mở cửa, đã tích cực đẩy mạnh hoạt động ngoại giao nhằm tạo ra một môi trường thế giới thuận lợi cho yêu cầu phát triển toàn diện đất nước Trung Hoa- đất nước có vị trí, vai trò to lớn góp phần ổn định hòa bình ở Châu Á và thế giới.
Do đó, từ những năm 1990 đến 1992, các đoàn đại biểu cao cấp của Trung Quốc đã có nhiều cuộc đi thăm hữu nghị các nước Đông Nam Á (Asean), Đông Ấu cũ, Châu Phi, Tây Ấu, Châu Mỹ la tinh, thăm Cộng Hòa Liên Bang Nga và một số nước thuộc Cộng Hòa Liên Xô cũ, thăm Ần Độ, Nhật Bản, mời vua Nhật sang thăm hữu nghị Trung Quốc (cuối năm 1992) đặc biệt đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa Triều Tiên (Nam Triều Tiên) hồi tháng 08/1992 điều tối kỵ đối với nước Trung Quốc xã hội chủ nghĩa đã từng hy sinh hàng triệu người trong cuộc chiến tranh kháng Mỹ viện Triều năm 1951, và hiện nay đã và đang phát triển quan hệ buôn bán với Nam Triều Tiên gấp bội so với Bắc Triều Tiên xã hội chủ nghĩa : ngoài ra, Trung Quốc cũng đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng Hòa I-xra-en từ lâu được coi là “kẻ thù không đội trời chung”.
Theo xu thế đó, Trung Quốc cũng đã khôi phục lại quan hệ với nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN đã từng là kẻ thù của chính họ, vào cuối năm 1991.
Ngoài ra những cuộc xung đột võ trang, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, phe phái thù địch giành quyền lãnh đạo diễn ra nơi này, nơi khác trên thế giới cũng không thể ngăn cản được nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN hòa nhập vào cộng đồng các nước trên thế giới nói chung và khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói riêng. Nhiều đoàn đại biểu cấp cao của VN đã đi thăm hữu nghị các nước Asean- vùng cấm kỵ lâu nay đối với VN, và theo yêu cầu của mình, VN đã được tham gia hiệp ước Ba-li, trở thành thành viên (dự bị- quan sát viên) của hiệp hội các nước Asean (Đông Nam Á), đi thăm Ần Độ, Cộng Hòa Liên Bang Nga và một số nước Cộng Hòa thuộc Liên Xô cũ, thăm một số nước Tây Ấu, Bắc Ấu, cải thiện quan hệ với Nhật, thiết lập quan hệ ngoại giao với Nam Triều Tiên (12/1992), đặc biệt đã cố gắng quên đi dĩ vãng không mấy tốt đẹp, khôi phục lại quan hệ láng giềng thân thiện với nước Cộng Hòa nhân dân Trung Hoa thông qua chuyến đi thăm hữu nghị nước này của đoàn đại biểu cấp cao của đảng và chính phủ VN do các ông Đỗ Mười và ông Võ Văn Kiệt hồi đầu cuối năm 1991. Quan hệ bình thường giữa Trung Quốc và VN được khôi phục lại đã góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình khu vực Châu Á Thái Bình Dương và thế giới.
Qua các chuyến thăm hữu nghị các nước nói trên của VN, các hiệp định tay đôi về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật đã được ký kết; đó là những điều kiện tối cần thiết cho sự phát triển toàn diện của đất nước VN.
Hơn một năm qua, hội nghị hòa bình Trung Đông đã gặp nhiều khó khăn, tiến triển rất chậm nhưng phải thừa nhận rằng nó có những tiến bộ nhất định kinh qua 8 vòng đàm phán (thảo luận về khu vực tự trị của người dân Palestine ở vùng bị chiếm đóng). Công cuộc thương lượng hòa bình giữa Nam và Bắc Triều Tiên tuy có nhiều trở ngại, khó khăn lớn thậm chí có lúc bế tắc nhưng nó cũng đã đạt được những kết quả quan trọng: 2 miền Nam, Bắc triều Tiên cùng một lúc đã là thành viên của Liên Hiệp Quốc, hai bên đã ký kết hiệp ước bất tương xâm lược và thống nhất chủ trương phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Công cuộc thanh sát cơ sở hạt nhân giữa hai miền đã và đang trở ngại lớn của tiến trình hòa đàm và thống nhất đất nước Triều Tiên. Song sự nghiệp hòa bình thống nhất Triều Tiên và nguyện vọng sâu xa và là mục tiêu cấp bách không thể đảo ngược được của nhân dân ở hai miền Nam Bắc.
Mặc dù Khơ-me-đỏ ra sức phá hoại hiệp định hòa bình Pari về Cam-pu-chia, trắng trợn thách thức với Liên Hiệp Quốc và dư luận thế giới, nhưng bọn chúng nhất định sẽ thất bại, không thể đảo ngược được xu thế đi lên của đất nước Cam-pu-chia: chấm dứt chiến tranh, hòa bình, hòa hợp dân tộc, kiến thiết đất nước, thực hiện kinh tế thị trường và dân chủ đa nguyên. Công cuộc giải trừ quân bị nói chung và giải trừ vũ khí hạt nhân chiến lược nói riêng vẫn được tiếp tục thương lượng để thi hành giữa Nga và Mỹ (đầu năm 1993) và cả thế giới đã nhất trí thủ tiêu vũ khí hóa học (12/1992) mặc dù đang có tình hình chuyển động mới về mua bán vũ khí các loại kể cả chất Pluto-nium trên thế giới gần đây vì lợi ích củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế của mỗi nước.
Mỹ bắt đầu đóng cửa nhiều căn cứ quân sự ở Châu Ấu, rút hết quân khỏi căn cứ hải quân Subic lớn nhất ở Châu Á Thái Bình Dương (12/1992) sau khi bỏ căn cứ không quân Clark khổng lồ ở Pli-líp-pin (do tác động của núi lửa Pinatubo). Tất cả tình hình diễn biến phức tạp trên vẫn là nổi bật lên xu thế của thời đại, dòng thác chính của thế giới ngày nay sau khi chiến tranh lạnh đã chấm dứt: đối thoại, hợp tác, hòa bình, dân chủ và phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét