Phần 15Tên con gái tôi là Nguyễn Thị Giáng Hương. Cái tên đó không nói gì với bạn đọc cả. Nhưng tôi nêu ra là vì nếu may mắn cuốn sách này có được bạn đọc chú ý đến, và đọc đến đoạn này bạn có chút thương cảm với một cuộc đời con trẻ sớm bị bứt ngọn một cách tàn nhẫn, thì âu đó cũng là một cách tôi được chuộc lỗi với nó vậy. Còn con nó, con bé đọc Kiều, tôi đã đặt tên là Cẩm Linh. Ông ngoại mang cái tiếng gián điệp Liên xô đã đặt tên cháu như thế để kỷ niệm một quãng đời khốn khổ. Cẩm Linh, âm Hán Việt của Kremlanh.
Ước gì hai ba chục năm nữa có một cuốn tiểu thuyết hay mang tên tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Linh.
Được như thế thì cả hai bố con tôi, một người đã sang thế giới bên kia, một người nếu còn sống thì cũng đã già, sẽ mát lòng mát dạ.
Được như thế là nó đã cưỡng lại được số phận hộ cho mẹ và ông nó. Mẹ và ông nó đã chịu thua từ lâu rồi...
Hôm ấy là ngày 24-12 hôm trước của Nô-en 1967.
Từ sớm đã có báo động máy bay. Trẻ con nhà tôi đã đi sơ tán cả, ở nhà chỉ còn có hai vợ chồng. Hai chúng tôi nhảy xuống cái hố cá nhân ở mảnh sân con trước cửa nhà. Đứng nép hai người dưới cái hố cá nhân chật chội, nghe tiếng bom nổ, tôi nói:
- Ước gì một quả bom rơi xuống trúng hố cho chúng mình chết luôn. Có đôi.
Nghe tôi nói, vợ tôi mỉm cười buồn rầu. Vợ tôi hiểu tâm trạng của tôi là tâm trạng của một con thú bị săn đuổi không có đường chạy tháo thân.
Thế là sau đợt bắt bớ thứ nhất hồi tháng 7, đến tháng 10 đã diễn ra đợt bắt bớ thứ hai. Số người bị bắt bao nhiêu tôi không rõ, chỉ biết là nhiều hơn lần trước và trong đó có Kiến Giang. Bây giờ nhắc lại chuyện những ngày ấy, chị Lan, vợ anh Kiến Giang, đôi lúc vừa cười vừa nói:
- Hồi ấy anh Kiến Giang bị bắt rồi, tôi đi đường gặp anh Thư, anh ngoảnh đi tránh mặt tôi.
- Chẳng rõ chị nói vui hay trách móc? Tôi không nhớ chuyện ấy có hay không, nhưng tôi tin là có. Lúc ấy còn ai dám nhìn mặt ai! Lúc ấy tôi đã được tin Đảng coi đây là một chuyên án, và thành lập hẳn một ban chuyên án do ông Lê Đức Thọ làm trưởng ban, và gồm toàn những ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương, bộ trưởng, thứ trưởng, đủ các ngành công an, quân đội, thanh tra, phụ nữ (vì có bắt phụ nữ), chỉ không có ngành luật pháp thôi. Đại để là một chiến dịch khủng bố đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư Lệnh chống xét lại quyền uy còn lớn hơn cả cái Bộ Tư Lệnh chống phong kiến của ông Hồ Viết Thắng hồi cải cách ruộng đất. Và sau mỗi đợt bắt bớ, ông Lê Đức Thọ lại đăng đàn ra một bản thông báo nội bộ để động viên dư luận trong Đảng. Những bản thông báo đánh số thứ tự như những thông báo chiến sự:
Thông báo số 1, Thông báo số 2... Nghe ghê cả người!
Những chuyện trên tôi biết được chỉ là do nghe ngóng chứ không được phổ biến cho điều gì hết. Cho đến đầu tháng 12, tôi bỗng được triệu tập đi nghe băng ghi âm các bản thông báo số 1 và số 2 nổi tiếng ấy.
Đến lúc ấy tôi mới biết số anh em bị bắt đã lên tới mười lăm người, trong đó có hai chị phụ nữ: chị Lan, vợ anh Phạm Viết, bị bắt sau chồng một tuần lễ, và một cô giáo trường phổ thông tôi không biết mặt. Và đến lúc ấy tôi mới được biết chúng tôi là một tổ chức chống Đảng, lật đổ, một tổ chức tụ tập lại theo lối ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, một tổ chức có tổ chức mà là không có tổ chức, không có tổ chức mà lại hóa ra là có tổ chức. Đó là phép biện chứng: nó mà lại không phải là nó, không phải là nó mà lại chính là nó.
Đại để có thể hiểu là một tổ chức không có hình thức tổ chức nào, không có tôn chỉ, mục đích, không có cương lĩnh, điều lệ, không có trên có dưới, không có chi bộ hoặc tổ, nhóm gì cả và cũng chẳng cần ai kết nạp ai, chỉ cần ai thấy mình là ngưu thì cứ việc tự động tìm đến với ngưu, ai thấy mình là mã thì đi tìm mã, rồi ngồi với nhau lúc nào tùy ý, bao nhiêu lâu tùy ý, và muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Anh em nào trong chúng tôi đã nghĩ ra cái kiểu tổ chức ấy quả thực là người có đầu óc sáng tạo.
Hình như sợ rằng cái gì cũng không có cả mà bảo là có tổ chức thì khó thuyết phục nên ông Thọ nói rằng tổ chức này cũng có một cái có thể coi như cương lĩnh. Đó là một tài liệu do anh Minh Việt, phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch Hà Nội, viết với đầu đề: Chủ nghĩa giáo điều ở Việt nam.
Thú thực tôi chưa hề biết trên đời này có một ông tên là Minh Việt làm cái chức vụ ấy, và cũng chưa được nghe ai nói về bản tài liệu của ông ta viết. Nhưng cương lĩnh là cương lĩnh, chứ tại sao lại có thể coi như cương lĩnh?
Sau này, mãn hạn tù, về Hà Nội tôi có nhờ anh em giới thiệu đến gặp anh Minh Việt để hỏi về bản cương lĩnh của anh. Anh nói:
- Cương lĩnh gì đâu, mình nghiên cứu tình hình thế giới và trong nước viết thành một bản đóng góp vào việc phê phán lý luận.
Về sau tôi mới biết ông anh là phó tiến sĩ triết học, có cái ham thích nghiên cứu lý luận. Một ham thích nguy hiểm.
Tôi ngỏ ý muốn mượn đọc, xem nó thế nào thì anh đáp:
- Làm gì còn! Có mỗi một bản viết tay, khi mình bị bắt họ tịch thu mất rồi còn gì.
Không có tổ chức mà là có tổ chức, không phải là cương lĩnh mà lại là cương lĩnh, cái phép biện chứng ấy nghe cũng hay hay, nhưng áp dụng vào pháp lý để buộc tội người thì mệt quá! Không giết người mà là giết người: tử hình.
Hai bản thông báo số 1 và số 2 đã gây cho tôi một ấn tượng rất nặng nề. Vì giọng nói đắc thắng và đầy đe dọa của ông Thọ. Tôi cũng không hiểu vì sao ông Thọ lại tỏ ra đắc thắng đến thế. Ông trung đoàn trưởng của tôi sau khi đưa được trung đoàn vượt qua sông Luộc đã giơ tay vẫy tôi với vẻ đắc thắng thì tôi hiểu được. Ông ta vừa làm được một việc tưởng không thể làm nổi. Còn việc bắt bớ chúng tôi thì dễ quá, muốn trừ khử cũng chẳng khó gì.
ở cuộc họp ra về, tôi đón đợi những điều xấu nhất. Tôi cảm thấy cái thòng lọng đang thít dần vào cổ tôi.
Tôi đã không phải đợi lâu. Chỉ mấy hôm sau, ông Mạc Ninh, thủ trưởng mới của tôi, gọi tôi đến, bảo:
- Anh Song Hào chỉ thị cho anh nghỉ làm việc một tuần để viết kiểm thảo. Nhận tội đi thì được khoan hồng, không nhận thì sẽ bị bắt. Trong thời gian viết kiểm thảo, anh không được trao đổi gì với ai. Tôi sẽ bố trí một buồng riêng cho anh ngồi viết.
Ông Mạc Ninh chỉ nói vắn tắt thế thôi. Chắc ông đã nhận được chỉ thị cụ thể hướng dẫn từng câu một cần nói gì với tôi. Không một lời giải thích, không một lời động viên, không một câu khuyên nhủ. Đối với kẻ thù người ta không khuyên nhủ. Người ta bức hàng hoặc tiêu diệt. Tôi đã nhận được của ông Song Hào một tối hậu thư bức hàng.
Tôi ngồi một tuần lễ, một mình một căn buồng rộng, suy nghĩ rất căng thẳng. Thế là cuộc đời tôi, cuộc đời vợ và ba đứa con nhỏ của tôi, tất cả sẽ phụ thuộc vào cái tuần lễ này đây, vào mấy tờ giấy đặt trước mặt tôi đây. Có lúc tôi nhìn anh em trong cơ quan mà thấy thèm: trong khi họ sống nhởn nhơ thì tôi ngồi lo bạc mặt. Tôi tự trách mình sao không thể sống đơn giản như người ta, ngày hai buổi đến cơ quan, việc tới tay thì làm, bảo viết gì thì viết nấy, bảo khen ai thì khen, bảo chửi ai thì chửi, tội vạ gì đến mình mà bận tâm đi rồi hứng lấy tai họa đổ lên đầu cả nhà mình. Chiều chiều về nhà trông thấy vợ lo lắng, tôi rất ân hận. Từ nửa năm nay, tức là khi bắt đầu bắt bớ, tôi không còn bụng dạ nào đi thăm con cái, phó mặc chúng cho vợ tôi . ở nơi sơ tán chắc chúng đang chạy nhảy, không thể ngờ cái gì đang treo lơ lửng trên đầu chúng.
Thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm, dại dột, ngu ngốc, cái gì tôi cũng có cả và xin nhận. Nhưng tôi có tội gì với tổ quốc?
Có tổ chức mà là không có tổ chức, không có tổ chức mà là có tổ chức, chuyện đó là ông Thọ suy diễn ra hay là có anh em nào bị bắt đã nhận như vậy? Và tự mình nhận hay là bị ép cung? Nhưng dù anh em đó nhận kiểu như thế nào thì đó là việc của anh em ấy, không phải việc của tôi. Về điều này thì tôi không lo ngại gì. Nhưng có một chuyện làm tôi phải cắn bút khá lâu. Tôi có một anh bạn mà tôi xin phép không nêu tên ra ở đây vì chuyện của anh để anh nói thì tốt hơn. Anh bạn thường cho tôi mượn báo chí nước ngoài đọc, gồm báo Sự Thật của Đảng cộng sản Liên xô, báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp, tập san Thông Tin của Cục Thông Tin Quốc Tế, một tổ chức chung của các đảng cộng sản thành lập sau Hội Nghị 81 Đảng. Thoạt đầu tôi tưởng là anh mượn ở thư viện cơ quan anh. Rồi tôi ngờ ngợ và một hôm hỏi thẳng báo lấy ở đâu. Anh trả lời lấy ở APN (thông tấn xã Liên xô, có chi nhánh ở Hà Nội). Té ra là thế! Anh còn cho biết thỉnh thoảng vẫn gặp các anh em Liên xô tại APN trao đổi với nhau về tình hình.
Trong sự việc này tôi có một thái độ nước đôi. Tôi nghĩ rằng trong lúc đảng ta đang trượt vào quỹ đạo nguy hiểm của Đảng cộng sản Trung quốc thì giúp cho Liên xô hiểu được tình hình để có chính sách thích hợp tranh thủ Đảng ta là một việc nên làm. Đảng đã từng dạy chúng tôi Liên xô là trung tâm, là người đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là tổ quốc thứ hai của mỗi người cộng sản Việt nam. Và trong thời điểm nghiêm trọng này ta đang rất cần Liên xô giúp đỡ.
Nhưng trong tình hình lúc ấy, quan hệ với Liên xô là một việc nguy hiểm, tôi không có gan làm. Và thấy anh bạn tôi làm, tôi cũng rất ngại và khuyên anh nên rất thận trọng. Tôi không can. Can thì sợ mang tiếng là nhát, vả lại tôi biết can cũng chả được.
Rồi một lần đến chơi, anh bạn tôi bảo:
- Các đồng chí Liên xô yêu cầu ta góp ý kiến trong tình hình hiện nay Liên xô nên có chính sách gì đối với Việt nam.
Tôi trả lời:
- Liên xô nên tích cực giúp Việt nam chống Mỹ. Việc vận chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh rất khó khăn. Liên xô nên dùng uy tín của mình đặt vấn đề với chính phủ Xihanúc để họ cho phép đưa viện trợ vào miền Nam qua cảng Xihanúcvin.
ít lâu sau, anh bạn tôi đến, cho biết các đồng chí Liên xô trả lời: vấn đề tôi đề xuất Liên xô đã làm rồi.
Đầu đuôi câu chuyện làm gián điệp cho Liên xô mà sau này người ta buộc cho tôi là như vậy.
Nếu bắt quan hệ với Liên xô là điều tốt thì tôi chẳng có gì đáng vỗ ngực tự hào. Tôi chỉ là một anh nhát gan. Nếu đó là việc xấu thì tôi cũng chẳng phải là kẻ phản bội tổ quốc, tôi chỉ là một thằng ngu. Là ngu thì cùng lắm tôi cũng chỉ đáng bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Việc này có nên khai ra không? Nghĩ đến giọng nói đầy hăm dọa của ông Thọ tôi rất ngại ngùng. Mình khai ra, dù là sự thật, nhưng ông ấy có tin không? Hơn nữa anh bạn tôi ở trong tù chối hay nhận như thế nào tôi không rõ, nhưng nếu anh ta không nhận, tôi ở ngoài, còn tự do, lại tố giác anh thì có coi được không? Tính đi tính lại, cuối cùng tôi không khai.
Nộp bản kiểm thảo rồi, tôi như ngồi trên lửa đốt.
Tôi đợi phản ứng của cấp trên. Cái lo âu còn ghê gớm hơn cái lo âu của đêm trên đê Sa Lung tôi đứng đợi tiểu đoàn trưởng Mạnh đi trinh sát mở đường: chúng tôi sẽ ra thoát khỏi vòng vây hay là bị tiêu diệt, xóa sổ? Một ngày, hai ngày, ba ngày, ngày nọ nối tiếp ngày kia, đầy một vẻ chết chóc. Tôi nghĩ rằng hôm trước của ngày tận thế chắc cũng như thế này mà thôi.
Rồi một buổi tan tầm, ông Mạc Ninh gọi tôi lại, bảo:
- Anh về chuẩn bị balô quần áo, chăn màn, sáng mai đến cơ quan đi lên chỗ sơ tán với tôi, mai có ô tô.
Tôi hồi hộp quá, cố phán đoán xem đó là tín hiệu gì. May ra tôi thoát chăng?
Tối hôm đó vợ tôi chuẩn bị cho tôi một ba lô đầy chăn màn, quần áo ấm. Sáng sớm lại chạy đi mua một đôi bánh mì cặp nhân đầy lên, đút cả vào ba lô. Vừa xong thì báo động máy bay. Đạn cao xạ ầm ầm.
Còi báo tan. Chúng tôi nhảy ở dưới hố lên, khóa cửa, lấy xe đạp đèo nhau lên cơ quan. Chia tay nhau trước cửa cơ quan, vợ tôi nói nhỏ:
- Anh đi, mau về.
Tôi cười gượng. Chúng tôi nhìn nhau nửa lo lắng, nửa hy vọng.
Sân cơ quan vắng tanh, chỉ có một mình ông Mạc Ninh chắp tay sau đít đi đi lại lại trên hành lang. Tôi thấy chợn chợn. Ông Mạc Ninh nói như có ý giải thích.
- Anh em đã đi trước cả rồi. Cậu hành chính chạy ra phố hộ tôi chút việc. Ta vào đây uống nước chờ xe.
Rồi ông kéo tôi vào buồng ông. Tôi ngồi tiếp chuyện ông, cố làm ra vẻ tự nhiên. Một lát lâu sau có tiếng commăngca đỗ xịch ngoài sân. Tôi chưa kịp định thần đã thấy xuất hiện hai viên thiếu úy trẻ tuổi nai nịt chỉnh tề, một người dừng lại trấn giữ cửa, người kia bước xộc vào. Tôi giật thót mình.
Viên thiếu úy thứ hai nói như ra lệnh:
- Anh đứng nghiêm nghe lệnh!
Anh ta rút trong sắc cốt ra một tờ giấy nhỏ bằng trang vở học trò, tuyên đọc:
Lệnh bắt giam.
Ra lệnh bắt: Tên phản cách mạng
Trần Thư.
Vì tội: có hành động nguy hại đến nền an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nơi giam: Hỏa Lò.
Ký tên
Đại Tá Kinh Chi. Cục Trưởng Cục Bảo Vệ
Lệnh vắn tắt một cách đanh thép, không có những câu thừa như căn cứ điều khoản bao nhiêu của bộ luật nào đó v.v... Bắt, thế thôi, không oong đơ (un deux) gì cả.
Tôi toát mồ hôi. Và không hiểu sao cuống lên lại thọc tay vào túi áo quân phục. Viên thiếu úy nhảy lùi phắt lại, đưa tay vào bao súng ngắn đeo bên sườn. Chắc anh ta tưởng tôi thò tay vào túi để lấy vũ khí chống lại? Thấy thế, tôi từ từ rút tay ra, buông xuôi. Và tự nhiên thấy trong lòng thanh thản lạ lùng.
Âu thế cũng là xong. Chứ sống như những ngày tháng vừa qua thì tôi không chịu nổi nữa rồi.
Tôi có cảm giác được giải thoát.
Cái cảm giác được giải thoát ấy nó mạnh đến nỗi khi hai cánh cổng nặng chịch của nhà tù Hỏa Lò mở ra cho chiếc xe chở tôi từ từ bò vào trong sân, tôi không có gì xao xuyến, lo âu. Chỉ một chút tò mò: cái nhà xăng tan nổi tiếng, cái nhà bốn phố, mà từ thủa nhỏ tôi đã bao lần đi dọc không phía này thì phía kia của bốn mặt tường sù sì lì lợm của nó và nhìn nó bằng con mắt rất nể, nó là thế này đây. Bao lần đi qua nhưng đây là lần đầu tiên bước chân vào.
Ước gì hai ba chục năm nữa có một cuốn tiểu thuyết hay mang tên tác giả: Nguyễn Thị Cẩm Linh.
Được như thế thì cả hai bố con tôi, một người đã sang thế giới bên kia, một người nếu còn sống thì cũng đã già, sẽ mát lòng mát dạ.
Được như thế là nó đã cưỡng lại được số phận hộ cho mẹ và ông nó. Mẹ và ông nó đã chịu thua từ lâu rồi...
Hôm ấy là ngày 24-12 hôm trước của Nô-en 1967.
Từ sớm đã có báo động máy bay. Trẻ con nhà tôi đã đi sơ tán cả, ở nhà chỉ còn có hai vợ chồng. Hai chúng tôi nhảy xuống cái hố cá nhân ở mảnh sân con trước cửa nhà. Đứng nép hai người dưới cái hố cá nhân chật chội, nghe tiếng bom nổ, tôi nói:
- Ước gì một quả bom rơi xuống trúng hố cho chúng mình chết luôn. Có đôi.
Nghe tôi nói, vợ tôi mỉm cười buồn rầu. Vợ tôi hiểu tâm trạng của tôi là tâm trạng của một con thú bị săn đuổi không có đường chạy tháo thân.
Thế là sau đợt bắt bớ thứ nhất hồi tháng 7, đến tháng 10 đã diễn ra đợt bắt bớ thứ hai. Số người bị bắt bao nhiêu tôi không rõ, chỉ biết là nhiều hơn lần trước và trong đó có Kiến Giang. Bây giờ nhắc lại chuyện những ngày ấy, chị Lan, vợ anh Kiến Giang, đôi lúc vừa cười vừa nói:
- Hồi ấy anh Kiến Giang bị bắt rồi, tôi đi đường gặp anh Thư, anh ngoảnh đi tránh mặt tôi.
- Chẳng rõ chị nói vui hay trách móc? Tôi không nhớ chuyện ấy có hay không, nhưng tôi tin là có. Lúc ấy còn ai dám nhìn mặt ai! Lúc ấy tôi đã được tin Đảng coi đây là một chuyên án, và thành lập hẳn một ban chuyên án do ông Lê Đức Thọ làm trưởng ban, và gồm toàn những ủy viên Bộ Chính Trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban Chấp Hành Trung ương, bộ trưởng, thứ trưởng, đủ các ngành công an, quân đội, thanh tra, phụ nữ (vì có bắt phụ nữ), chỉ không có ngành luật pháp thôi. Đại để là một chiến dịch khủng bố đặt dưới sự chỉ huy của một Bộ Tư Lệnh chống xét lại quyền uy còn lớn hơn cả cái Bộ Tư Lệnh chống phong kiến của ông Hồ Viết Thắng hồi cải cách ruộng đất. Và sau mỗi đợt bắt bớ, ông Lê Đức Thọ lại đăng đàn ra một bản thông báo nội bộ để động viên dư luận trong Đảng. Những bản thông báo đánh số thứ tự như những thông báo chiến sự:
Thông báo số 1, Thông báo số 2... Nghe ghê cả người!
Những chuyện trên tôi biết được chỉ là do nghe ngóng chứ không được phổ biến cho điều gì hết. Cho đến đầu tháng 12, tôi bỗng được triệu tập đi nghe băng ghi âm các bản thông báo số 1 và số 2 nổi tiếng ấy.
Đến lúc ấy tôi mới biết số anh em bị bắt đã lên tới mười lăm người, trong đó có hai chị phụ nữ: chị Lan, vợ anh Phạm Viết, bị bắt sau chồng một tuần lễ, và một cô giáo trường phổ thông tôi không biết mặt. Và đến lúc ấy tôi mới được biết chúng tôi là một tổ chức chống Đảng, lật đổ, một tổ chức tụ tập lại theo lối ngưu tầm ngưu, mã tầm mã, một tổ chức có tổ chức mà là không có tổ chức, không có tổ chức mà lại hóa ra là có tổ chức. Đó là phép biện chứng: nó mà lại không phải là nó, không phải là nó mà lại chính là nó.
Đại để có thể hiểu là một tổ chức không có hình thức tổ chức nào, không có tôn chỉ, mục đích, không có cương lĩnh, điều lệ, không có trên có dưới, không có chi bộ hoặc tổ, nhóm gì cả và cũng chẳng cần ai kết nạp ai, chỉ cần ai thấy mình là ngưu thì cứ việc tự động tìm đến với ngưu, ai thấy mình là mã thì đi tìm mã, rồi ngồi với nhau lúc nào tùy ý, bao nhiêu lâu tùy ý, và muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm. Anh em nào trong chúng tôi đã nghĩ ra cái kiểu tổ chức ấy quả thực là người có đầu óc sáng tạo.
Hình như sợ rằng cái gì cũng không có cả mà bảo là có tổ chức thì khó thuyết phục nên ông Thọ nói rằng tổ chức này cũng có một cái có thể coi như cương lĩnh. Đó là một tài liệu do anh Minh Việt, phó bí thư thành ủy kiêm phó chủ tịch Hà Nội, viết với đầu đề: Chủ nghĩa giáo điều ở Việt nam.
Thú thực tôi chưa hề biết trên đời này có một ông tên là Minh Việt làm cái chức vụ ấy, và cũng chưa được nghe ai nói về bản tài liệu của ông ta viết. Nhưng cương lĩnh là cương lĩnh, chứ tại sao lại có thể coi như cương lĩnh?
Sau này, mãn hạn tù, về Hà Nội tôi có nhờ anh em giới thiệu đến gặp anh Minh Việt để hỏi về bản cương lĩnh của anh. Anh nói:
- Cương lĩnh gì đâu, mình nghiên cứu tình hình thế giới và trong nước viết thành một bản đóng góp vào việc phê phán lý luận.
Về sau tôi mới biết ông anh là phó tiến sĩ triết học, có cái ham thích nghiên cứu lý luận. Một ham thích nguy hiểm.
Tôi ngỏ ý muốn mượn đọc, xem nó thế nào thì anh đáp:
- Làm gì còn! Có mỗi một bản viết tay, khi mình bị bắt họ tịch thu mất rồi còn gì.
Không có tổ chức mà là có tổ chức, không phải là cương lĩnh mà lại là cương lĩnh, cái phép biện chứng ấy nghe cũng hay hay, nhưng áp dụng vào pháp lý để buộc tội người thì mệt quá! Không giết người mà là giết người: tử hình.
Hai bản thông báo số 1 và số 2 đã gây cho tôi một ấn tượng rất nặng nề. Vì giọng nói đắc thắng và đầy đe dọa của ông Thọ. Tôi cũng không hiểu vì sao ông Thọ lại tỏ ra đắc thắng đến thế. Ông trung đoàn trưởng của tôi sau khi đưa được trung đoàn vượt qua sông Luộc đã giơ tay vẫy tôi với vẻ đắc thắng thì tôi hiểu được. Ông ta vừa làm được một việc tưởng không thể làm nổi. Còn việc bắt bớ chúng tôi thì dễ quá, muốn trừ khử cũng chẳng khó gì.
ở cuộc họp ra về, tôi đón đợi những điều xấu nhất. Tôi cảm thấy cái thòng lọng đang thít dần vào cổ tôi.
Tôi đã không phải đợi lâu. Chỉ mấy hôm sau, ông Mạc Ninh, thủ trưởng mới của tôi, gọi tôi đến, bảo:
- Anh Song Hào chỉ thị cho anh nghỉ làm việc một tuần để viết kiểm thảo. Nhận tội đi thì được khoan hồng, không nhận thì sẽ bị bắt. Trong thời gian viết kiểm thảo, anh không được trao đổi gì với ai. Tôi sẽ bố trí một buồng riêng cho anh ngồi viết.
Ông Mạc Ninh chỉ nói vắn tắt thế thôi. Chắc ông đã nhận được chỉ thị cụ thể hướng dẫn từng câu một cần nói gì với tôi. Không một lời giải thích, không một lời động viên, không một câu khuyên nhủ. Đối với kẻ thù người ta không khuyên nhủ. Người ta bức hàng hoặc tiêu diệt. Tôi đã nhận được của ông Song Hào một tối hậu thư bức hàng.
Tôi ngồi một tuần lễ, một mình một căn buồng rộng, suy nghĩ rất căng thẳng. Thế là cuộc đời tôi, cuộc đời vợ và ba đứa con nhỏ của tôi, tất cả sẽ phụ thuộc vào cái tuần lễ này đây, vào mấy tờ giấy đặt trước mặt tôi đây. Có lúc tôi nhìn anh em trong cơ quan mà thấy thèm: trong khi họ sống nhởn nhơ thì tôi ngồi lo bạc mặt. Tôi tự trách mình sao không thể sống đơn giản như người ta, ngày hai buổi đến cơ quan, việc tới tay thì làm, bảo viết gì thì viết nấy, bảo khen ai thì khen, bảo chửi ai thì chửi, tội vạ gì đến mình mà bận tâm đi rồi hứng lấy tai họa đổ lên đầu cả nhà mình. Chiều chiều về nhà trông thấy vợ lo lắng, tôi rất ân hận. Từ nửa năm nay, tức là khi bắt đầu bắt bớ, tôi không còn bụng dạ nào đi thăm con cái, phó mặc chúng cho vợ tôi . ở nơi sơ tán chắc chúng đang chạy nhảy, không thể ngờ cái gì đang treo lơ lửng trên đầu chúng.
Thiếu sót, khuyết điểm, sai lầm, dại dột, ngu ngốc, cái gì tôi cũng có cả và xin nhận. Nhưng tôi có tội gì với tổ quốc?
Có tổ chức mà là không có tổ chức, không có tổ chức mà là có tổ chức, chuyện đó là ông Thọ suy diễn ra hay là có anh em nào bị bắt đã nhận như vậy? Và tự mình nhận hay là bị ép cung? Nhưng dù anh em đó nhận kiểu như thế nào thì đó là việc của anh em ấy, không phải việc của tôi. Về điều này thì tôi không lo ngại gì. Nhưng có một chuyện làm tôi phải cắn bút khá lâu. Tôi có một anh bạn mà tôi xin phép không nêu tên ra ở đây vì chuyện của anh để anh nói thì tốt hơn. Anh bạn thường cho tôi mượn báo chí nước ngoài đọc, gồm báo Sự Thật của Đảng cộng sản Liên xô, báo Nhân Đạo của Đảng cộng sản Pháp, tập san Thông Tin của Cục Thông Tin Quốc Tế, một tổ chức chung của các đảng cộng sản thành lập sau Hội Nghị 81 Đảng. Thoạt đầu tôi tưởng là anh mượn ở thư viện cơ quan anh. Rồi tôi ngờ ngợ và một hôm hỏi thẳng báo lấy ở đâu. Anh trả lời lấy ở APN (thông tấn xã Liên xô, có chi nhánh ở Hà Nội). Té ra là thế! Anh còn cho biết thỉnh thoảng vẫn gặp các anh em Liên xô tại APN trao đổi với nhau về tình hình.
Trong sự việc này tôi có một thái độ nước đôi. Tôi nghĩ rằng trong lúc đảng ta đang trượt vào quỹ đạo nguy hiểm của Đảng cộng sản Trung quốc thì giúp cho Liên xô hiểu được tình hình để có chính sách thích hợp tranh thủ Đảng ta là một việc nên làm. Đảng đã từng dạy chúng tôi Liên xô là trung tâm, là người đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa, là tổ quốc thứ hai của mỗi người cộng sản Việt nam. Và trong thời điểm nghiêm trọng này ta đang rất cần Liên xô giúp đỡ.
Nhưng trong tình hình lúc ấy, quan hệ với Liên xô là một việc nguy hiểm, tôi không có gan làm. Và thấy anh bạn tôi làm, tôi cũng rất ngại và khuyên anh nên rất thận trọng. Tôi không can. Can thì sợ mang tiếng là nhát, vả lại tôi biết can cũng chả được.
Rồi một lần đến chơi, anh bạn tôi bảo:
- Các đồng chí Liên xô yêu cầu ta góp ý kiến trong tình hình hiện nay Liên xô nên có chính sách gì đối với Việt nam.
Tôi trả lời:
- Liên xô nên tích cực giúp Việt nam chống Mỹ. Việc vận chuyển qua đường mòn Hồ Chí Minh rất khó khăn. Liên xô nên dùng uy tín của mình đặt vấn đề với chính phủ Xihanúc để họ cho phép đưa viện trợ vào miền Nam qua cảng Xihanúcvin.
ít lâu sau, anh bạn tôi đến, cho biết các đồng chí Liên xô trả lời: vấn đề tôi đề xuất Liên xô đã làm rồi.
Đầu đuôi câu chuyện làm gián điệp cho Liên xô mà sau này người ta buộc cho tôi là như vậy.
Nếu bắt quan hệ với Liên xô là điều tốt thì tôi chẳng có gì đáng vỗ ngực tự hào. Tôi chỉ là một anh nhát gan. Nếu đó là việc xấu thì tôi cũng chẳng phải là kẻ phản bội tổ quốc, tôi chỉ là một thằng ngu. Là ngu thì cùng lắm tôi cũng chỉ đáng bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Việc này có nên khai ra không? Nghĩ đến giọng nói đầy hăm dọa của ông Thọ tôi rất ngại ngùng. Mình khai ra, dù là sự thật, nhưng ông ấy có tin không? Hơn nữa anh bạn tôi ở trong tù chối hay nhận như thế nào tôi không rõ, nhưng nếu anh ta không nhận, tôi ở ngoài, còn tự do, lại tố giác anh thì có coi được không? Tính đi tính lại, cuối cùng tôi không khai.
Nộp bản kiểm thảo rồi, tôi như ngồi trên lửa đốt.
Tôi đợi phản ứng của cấp trên. Cái lo âu còn ghê gớm hơn cái lo âu của đêm trên đê Sa Lung tôi đứng đợi tiểu đoàn trưởng Mạnh đi trinh sát mở đường: chúng tôi sẽ ra thoát khỏi vòng vây hay là bị tiêu diệt, xóa sổ? Một ngày, hai ngày, ba ngày, ngày nọ nối tiếp ngày kia, đầy một vẻ chết chóc. Tôi nghĩ rằng hôm trước của ngày tận thế chắc cũng như thế này mà thôi.
Rồi một buổi tan tầm, ông Mạc Ninh gọi tôi lại, bảo:
- Anh về chuẩn bị balô quần áo, chăn màn, sáng mai đến cơ quan đi lên chỗ sơ tán với tôi, mai có ô tô.
Tôi hồi hộp quá, cố phán đoán xem đó là tín hiệu gì. May ra tôi thoát chăng?
Tối hôm đó vợ tôi chuẩn bị cho tôi một ba lô đầy chăn màn, quần áo ấm. Sáng sớm lại chạy đi mua một đôi bánh mì cặp nhân đầy lên, đút cả vào ba lô. Vừa xong thì báo động máy bay. Đạn cao xạ ầm ầm.
Còi báo tan. Chúng tôi nhảy ở dưới hố lên, khóa cửa, lấy xe đạp đèo nhau lên cơ quan. Chia tay nhau trước cửa cơ quan, vợ tôi nói nhỏ:
- Anh đi, mau về.
Tôi cười gượng. Chúng tôi nhìn nhau nửa lo lắng, nửa hy vọng.
Sân cơ quan vắng tanh, chỉ có một mình ông Mạc Ninh chắp tay sau đít đi đi lại lại trên hành lang. Tôi thấy chợn chợn. Ông Mạc Ninh nói như có ý giải thích.
- Anh em đã đi trước cả rồi. Cậu hành chính chạy ra phố hộ tôi chút việc. Ta vào đây uống nước chờ xe.
Rồi ông kéo tôi vào buồng ông. Tôi ngồi tiếp chuyện ông, cố làm ra vẻ tự nhiên. Một lát lâu sau có tiếng commăngca đỗ xịch ngoài sân. Tôi chưa kịp định thần đã thấy xuất hiện hai viên thiếu úy trẻ tuổi nai nịt chỉnh tề, một người dừng lại trấn giữ cửa, người kia bước xộc vào. Tôi giật thót mình.
Viên thiếu úy thứ hai nói như ra lệnh:
- Anh đứng nghiêm nghe lệnh!
Anh ta rút trong sắc cốt ra một tờ giấy nhỏ bằng trang vở học trò, tuyên đọc:
Lệnh bắt giam.
Ra lệnh bắt: Tên phản cách mạng
Trần Thư.
Vì tội: có hành động nguy hại đến nền an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nơi giam: Hỏa Lò.
Ký tên
Đại Tá Kinh Chi. Cục Trưởng Cục Bảo Vệ
Lệnh vắn tắt một cách đanh thép, không có những câu thừa như căn cứ điều khoản bao nhiêu của bộ luật nào đó v.v... Bắt, thế thôi, không oong đơ (un deux) gì cả.
Tôi toát mồ hôi. Và không hiểu sao cuống lên lại thọc tay vào túi áo quân phục. Viên thiếu úy nhảy lùi phắt lại, đưa tay vào bao súng ngắn đeo bên sườn. Chắc anh ta tưởng tôi thò tay vào túi để lấy vũ khí chống lại? Thấy thế, tôi từ từ rút tay ra, buông xuôi. Và tự nhiên thấy trong lòng thanh thản lạ lùng.
Âu thế cũng là xong. Chứ sống như những ngày tháng vừa qua thì tôi không chịu nổi nữa rồi.
Tôi có cảm giác được giải thoát.
Cái cảm giác được giải thoát ấy nó mạnh đến nỗi khi hai cánh cổng nặng chịch của nhà tù Hỏa Lò mở ra cho chiếc xe chở tôi từ từ bò vào trong sân, tôi không có gì xao xuyến, lo âu. Chỉ một chút tò mò: cái nhà xăng tan nổi tiếng, cái nhà bốn phố, mà từ thủa nhỏ tôi đã bao lần đi dọc không phía này thì phía kia của bốn mặt tường sù sì lì lợm của nó và nhìn nó bằng con mắt rất nể, nó là thế này đây. Bao lần đi qua nhưng đây là lần đầu tiên bước chân vào.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét