Bài phỏng vấn lúc ông HMC vừa ra khỏi tù lần thứ 3 tháng 6 năm 1996.
Đinh Quang Anh Thái (VNCR)
Ông Hoàng Minh Chính được ra khỏi nhà tù ngày 10 tháng Sáu năm 1996, đúng 12 tháng theo bản án của ông. Đài Việt Nam California Radio (VNCR) đã phỏng vấn ông tại tư gia. Lần thứ nhất, ông Hoàng Minh Chính đã từ chối vì sức khoẻ quá kém, bà Hoàng Minh Chính đã nói chuyện với đài VNCR thay cho ông. Một ngày sau, đài VNCR gọi lần nữa, dù còn đang sốt 38, 39 độ, ông Hoàng Minh Chính cũng đã trả lời.
Sau khi lời phát biểu của ông được truyền thanh tại hải ngoại, đài VNCR đã gọi điên thoại báo tin và cảm ơn ông, nhưng cuộc điên đàm này đã bị quấy rối bằng các bản nhạc ồn ào, dù hai bên vẫn nghe được nhau. Ông Hoàng Minh Chính đã tỏ ra rất phấn khởi khi biết lời nói của ông đã tới được với đồng bào ở bốn phương. Ông cho biết nghe tin đó ông thấy khoẻ ra. Nhân dịp này ông báo tin Nguyễn Hộ ở Sài Gòn đã bị cắt điện thoại và có hai người đến thăm Nguyễn Hộ đã bị bắt.
Ngày hôm sau đài VNCR đã gọi điện thoại về Hà Nội một lần nữa nhưng đường dây hoàn toàn bị phá không thể nghe được. Trong bài này, ông Hoàng Minh Chính dùng chữ ”Việt Kiều” để nói đến “người Việt ở hải ngoại”.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, trước tiên chúng tôi có lời chào mừng ông đã thoát ra khỏi cảnh tù tội và được về sống đời sống bên gia đình. Chúng tôi xin ông Hoàng Minh Chính nói chuyện với thính giả của đài VNCR Nam California và cho thính giả trên toàn cầu qua hệ thống Internet.
Hoàng Minh Chính: Thưa quý vị, tôi rất lấy làm sung sướng được phát biểu ngay sau khi vừa mới ở trong nhà tù ra. Hôm nay lời nói của tôi cũng không được thanh và vững vàng lắm bởi vì tôi đang bị ốm. Tuy nhiên, tôi đã được trở lại từ nơi tối tăm, mà được trở lại nơi có ánh sáng, điều đó cũng đã trợ lực cho tôi rất nhiều. Đến bây giờ lại được phát biểu với các bạn Việt Kiều ở nước ngoài, một số lượng thật đông đảo thì điều đó đem lại cho tôi một niềm phấn khởi rất lớn.
Điều mà tôi rất mong mỏi suốt nhiều năm nay, là được trực tiếp nói chuyện với tất cả các bạn Việt Kiều ở nước ngoài. Và trao đổi với nhau tâm tư, tình cảm, và các điều quan trọng nhất để có thể cùng nhau tiến tới, đóng góp thế nào cho tổ quốc, cho nhân dân, ngõ hầu đưa nhân dân và đưa tổ quốc tiến tới bước phát triển tốt đẹp hơn. Và có thể thỏa mãn được sự mong mỏi của tất cả bà con Việt Kiều ngoài nước, cũng như tất cả bà con Việt Nam trong nước.
Về vấn đề có thể nói gì trong giờ phút đầu tiên cảm động này, thi tôi nghĩ rằng bà con Việt Kiều trong thời gian qua, có thể nói là trong suốt mấy chục năm trời nay, đã hướng về tổ quốc, xót xa về những đói khổ và thiếu tự do dân chủ hiện nay ỏ trong nước. Ngày nay đất nước được Độc Lập, nhưng nhân dân không được tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ích lợi gì.
Theo tôi nghĩ, nhân dân hiện nay đang khao khát những gì? Khao khát tự do, dân chủ, công bằng xã hội và hạnh phúc của mỗi người. Những điều đó mới chỉ được đặt ở trên giấy, mới chỉ là những khẩu hiệu, nhưng nhân dân chưa được hưởng. Trong hai phiên toà năm ngoái, tôi cũng đã nói ra những vấn đề này, nhưng rất tiếc rằng, trong những lúc tranh luận, thì quan toà đã dùng độc quyền - độc quyền đó là gì? độc quyền được lắc chuông. Khi tôi trình bầy ý kiến của tôi thì quan tòa bào rằng không được phép nói “ra ngoài”. Tôi trả lời rằng tôi đang nói về vấn đề đúng, về vấn đề đang cần hỏi, và tôi đang cần phải trả lời, đang cần đưa đến chỗ biện minh, nhưng quan toà cứ lắc chuông và bảo “nói ra ngoài!”
Cái vấn đề hai bên đang tranh luận, giữa tôi với quan toà, là gì? Thì quan toà nói như thế này: “Những lời tuyên bố của anh đối với bốn lần phỏng vấn của báo chí, và của Đài nước ngoài có phù hợp với tình hình thực tại của Việt Nam không?” Bởi vì theo quan toà nói, thì tôi đã bịa đặt, vu khống, bôi nhọ “Đảng,” bôi nhọ chính quyền Việt Nam và xuyên tạc, nói xấu sự lãnh đạo đất nước.
Tôi trả lời trong hai phiên toà, với hai ông chánh án ấy rằng: Những lời tôi đã trả lời phỏng vấn đối với bốn cơ quan báo chí và cơ quan phát thanh trong năm 95 và đầu năm 96, còn rất xa đối với thực trạng của đất nước này. Tôi nói với quan tòa rằng tôi xin phép được chứng minh, nhưng tôi chỉ mới chứng minh được một ít lời thì quan toà đã lắc chuông.
Điều tôi muốn chứng minh là hiện nay trên thế giới, một nước nào với bình quân thu nhập đầu người là 365 đôla một năm, thì đó là một nền kinh tế lạc hậu nhất, tình cảnh của nhân dân là khổ sở nhất. Mà ở Việt Nam ta, theo con số chính thức của chính quyền này, bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ mới có 200 đôla một năm mà thôi. Chỉ mới nhính hơn một nữa với con số bình quân đầu người của những người dân ở các nước nghèo khổ nhất trên thế giới.
Thế nhưng không phải người nào cũng được con số 200 đầu người/một năm ấy. Người nông dân mà tôi được biết – nông dân ở Việt Nam chiếm 80% có nghĩa là gần 60 triệu người trong tổng số 75 triệu người – 60 triệu người đó bình quân đầu người mỗi một nông dân chỉ mới được có gần 100 đôla đầu ngườ/một năm. Thì những điều đó là gì? Khốn khổ quá!
Nhưng mà vẫn chưa hết, bởi vì trong số 60 triệu đó còn có những đồng bào nông dân ỏ miền núi - gồm 15 tỉnh, ngoài ra còn có 15 tỉnh có huyện ở miền núi – tôi cứ lấy gọn những con số, tức là những người ở miền núi là 25 triệu. Những người ở miền núi hầu hết là nông dân mà theo con số chính thức của báo chí, của đảng Cộng Sản đưa ra, bình quân đầu người của những người miền núi là từ 40 đôla đến 50 đôla đầu người/một năm. Trước tình hình đó, tôi thấy rằng đời sống của người nông dân có thể nói rằng nguy kịch quá.
Chính cái thu nhập thấp quá như thế sẽ đẩy người dân đi đến tình trạng không còn có tự do. Vấn đề không có tự do đó, trước toà tôi đã vận dụng tất cả những lời của Mác, của Lênin hay của Hồ Chí Minh để dẫn chứng. Còn lấy những điều của những ông khác (để dẩn chứng với họ) thì có thể nói là rất khó.
Tôi đưa ra một câu này: Mác nói rằng:`Nếu như con người mà suốt sáng đến tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cắm mặt xuống đất để mà kiếm sống, thì con người đó không có tự do.` Thế mà bây giờ 360 đôla đầu người/một năm đã là mức nghèo khổ nhất thế gìới, mà đồng bào ta miền núi chỉ có 50 đôla đầu người/một năm, thế rồi đồng bào nông dân gồm gần 60 triệu cũng chưa có tới 100 đôla đầu người/năm thì hỏi khốn khổ đến như thế nào! Còn 15 triệu đồng bào ở các thành phố, thị trấn thì thực sự ra một số đông là công nhân, mà thu nhập của những người công nhân đó thì cực kỳ khổ sở!
Cho nên nếu đem thu nhập hàng tỉ, của những ngài tư bàn đỏ, đem chia đều cho tất cả những người nông dân đói khổ, và những người công nhân cũng đói khổ chẳng khác gì, thì mới đi đến chổ bình quân đầu người là 200 đôla đầu người/một năm cho mỗi một người Việt Nam.
Với tình hình đó, tôi nói trước tòa, thì tòa không cãi được, ông ta bảo rằng Hoàng Minh Chính nói như thế thì lạc đề, lắc chuông không cho nói nữa. Không còn tự do, dân chủ, không còn có bình đẳng gì trước toà án, trước pháp luật cả. Tôi có nói với ông ta rằng tôi là người thực thi những điều tích cực nhất, đúng nhất của Hiến Pháp Việt Nam, nhưng ông toà nói rằng tôi đã vi phạm điều 205A – là luật hình sự - điều lên án những kẻ mà đã lợi dụng tự do dân chủ để xuyên tạc, vu khống lãnh đạo của đảng, của nhà nước.
Tôi trả lời rằng: đó là sự áp đặt, bịa đặt vu khống đối với tôi. Sự thực không có như thế, tôi hoàn toàn không chấp nhận điều đó ngay từ phút đầu tiên họ bắt tôi. Tôi đã ghi vào văn bản rằng điều đó hoàn toàn bịa đặt, vu khống đối với tôi; còn tôi là cái người suốt cuộc đời, tôi đã đấu tranh theo đúng Hiến Pháp của Việt Nam.
Ví dụ Hiến Pháp có những điều có thể nói rằng rất quý giá: Điều 50 nói về những người công dân Việt Nam đều được hưởng nhân quyền, trong đó có quyền kinh tế, chính trị, quyền tư tưởng văn hoá và xã hội. Rồi điều 52 trong Hiến Pháp có nói rằng mọi người dân được bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng tức là gì: từ ông Thủ Tướng đến ông Tổng Bí thư đến một người chân đất, môt cô bán rau phải là bình đẳng. Thế mà tôi là một người không có tội, đưa ra toà, tôi cũng bình đẳng với toà án, tôi có quyền, hai bên bình đẳng và tranh luận với nhau. Nhưng họ đã nói “không!”. Chỗ này là chỗ bị bắt, đã đưa ra toà, tức là đã có tội rồi, nghĩa là họ đã chẳng nắm luật pháp gì cả.
Một điều nữa là điều 53 của Hiến Pháp có nói rằng: “Mỗi người công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, và có quyền bàn bạc về những vấn đề chung của đất nước.” Điều 60 thì nói “Những người dân Việt Nam có quyền nghiên cứu khoa học.” Tôi là một nhà khoa học, nguyên là Viện Trưởng Viện Triết Học của Việt Nam thì tôi có quyền nghiên cứu. Mà đã nghiên cứu về khoa học thì không được đi đến chổ là áp đặt chỉ được nói lên điều mà nhà nước cho phép, còn không được phép nói lên những ý kiến khoa học và chính kiến của anh thì điều đó trở thành phi khoa học. Đặc biệt điều 69 của Hiến Pháp có nói như thế này: “Mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tiếp nhận thông tin và phát thông tin.”
Những điều đó có thể nói rằng hoàn toàn nhất trí với nội dung những điều cơ bản nhất, nội dung của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1948, Và tôi thí dụ một điều nữa là điều 74 của Hiến Pháp: “Mọi người dân đều có quyền khiếu nại và tố cáo, và cấm không được lợi dụng chính quyền, cơ quan nhà nước, không được đi đàn áp, không được đi trả thù những người khiếu nại và tố cáo.”
Những điều đó, thực tế mà nói, những điều tôi nêu lên vừa rồi, không được thực thi trên đất nước này. Do đó cho nên tôi bị nhà nước bắt, cầm tù, và tôi cũng không được xử dụng ngay cả các điều cơ bản nhất mà Hiến Pháp nêu, và Luật tố tụng hình sự nêu. Ví dụ trong Luật tố tụng hình sự có điều 34, 35, 36 – ba điều đó nói rằng: “Những người bị bắt và bị đưa ra toà có quyền bào chữa, có quyền có luật sư để tự bào chữa cho mình – và những người luật sư đó có quyền tham dự ngay từ phút đầu tiên cuộc chất vấn. Và trước toà thì mọi người đều bình đẳng, những người bị bắt và bị tuy tố ra toà đều có quyền nói trước toà về tất cả các điều mình cảm nghĩ đề chứnh minh rằng mình vô tội.”
Tôi công khai nói lên những điều trên, thì suốt trong quá trình đó, toà án dùng quyền lực của mình, một quyền lực buồn cười nhất, cổ xưa nhất là chánh án lắc chuông không cho phép, nói rằng đã ra ngoài lề, và đi đến chỗ thôi, chấm dứt. Trước tòa, tôi cũng phải cố gắng tranh thủ để nói thêm được chút ít nữa, nhưng hễ tôi mở lời thì họ lắc chuông, không cho tôi nói nữa. Cuối cùng họ kéo vào họp bàn rồi ra tuyên bố kết tội tôi 12 tháng tù giam.
Tất cả những điều xẩy ra năm ngoái đối với tôi. Nó chứng minh cho bản thân tôi, cũng như cho mọi người biết rằng ở Việt Nam không có Tự Do, Dân Chủ, những người công dân không được phép nói lên tiếng nói của mình. Quan tòa có hỏi tôi thế này: “Anh bảo rằng không có tự do dân chủ, thế thì hỏi đây này báo chí như thế này, rồi là Quốc Hội đây, mọi người đều bầu cử đây , tại sao anh lại bảo là không có tự do dân chủ. Dân được tự do bầu, báo chí được tự do viết, có gì là không phải?”
Tôi đã trả lời rằng: “Không phải, ông nói như thế là không đúng. Vì Quốc Hội của ta là gì? Quốc Hội của ta trong đó có vài trăm người mà tỉ lệ ở trong nó, Đảng viên chiếm đến 93 đến 97%, còn các Hội đồng nhân dân thì con số (đảng viên) cũng là 79 đến 97%, có thể còn cao hơn thế nữa. Thế thì dân số trong đất nước Việt Nam là 75 triệu, đảng cộng sản chiếm chỉ có 2 triệu đảng viên thôi. Quốc Hội cũng chỉ có vài trăm người, mà bây giờ các ông đi chiếm hết thì như vậy là Quốc Hội của Đảng chứ không phải là Quốc Hội của nhân dân. Rồi các ông đề cữ ra, các ông buộc nhân dân phải bỏ phiếu, hoàn toàn trong số những người đảng viên mà các ông đã đề cử, như vậy thì đâu phải là tự do dân chủ? Còn về báo chí thì đều dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Đảng, từ ở Trung Ương xuống dưới, Đảng đều phụ trách tất cả. Báo là báo của Đảng, Tổng biên tập thì cũng là người của đảng, thế thì người dân có được phép đâu? Có được phép nói năng gì ở đó đâu?" Tôi đưa ra một thí dụ nhưng họ lại lắc chuông.
Tôi xin phép nói ở đây như thế này: Có những người bị vu oan trên báo chí, ví dụ giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu. Một vị đã viết bài đăng tải trên báo Nhân Dân nói rằng giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu không hiểu gì về chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có những lời nói sai trái, nói xấu nhà nước. Sau khi ông Phan Đình Diêu đọc bài viết này đăng trên báo Nhân Dân, ông đã viết một bài để trả lời. Tôi có bài ấy (của ông Diệu), tôi xem và thầy lời lẽ trong ấy rất đứng đắn, và phải nói là nhã nhặn, và cũng không muốn gây căng thẳng. Nhưng báo Nhân Dân đã không đăng tải.
Sau nhiều tháng, thì tờ báo Giáo Dục và Thời Đại, do Tổng biên tập là Trường Giang, nhận được bài của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu gửi tới, ông Trường Giang mới cho lên khuôn. Thế là Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương ra lệnh “stop”. Buộc lòng ông Trường Giang phải “đục” bài ấy bỏ ra. Và mấy hôm sau, ông Trường Giang chưa tới tuổi về hưu, bất ngờ trong một cuộc họp chung, tất cả các anh chị em của tờ báo Giáo Dục và Thời Đại đang họp thì có lệnh của ông Bộ Trưởng gởi tới. Trong lệnh ấy tuyên bố rằng Tổng biên tập Trường Giang phải nghỉ, không được phụ trách tờ báo ấy nữa. Thế thì tội lớn nhất của ông ấy chỉ là đăng tải thư trả lời của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu, trả lời những điều ông Diệu đã bị người ta biạ đặt và vu khống.
Những anh em trong ấy đã đến hỏi tôi vì tôi là người cũng nắm nhiều thông tin. Tôi có bản đó, rồi đi photocopy, đồng thời cũng một bản của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết một bài “Une Nouvelle Révolution” (Một Cuộc Cách Mạng Mới) bằng tiếng Pháp, mà anh em rất thích, anh em tới yêu cầu tôi, thế là tôi lại photocopy, hai tài liệu đó. Tôi photocopy, mỗi tài liệu chỉ có năm bản thôi, thế mà họ vu khống cho tôi là tôi tuyên truyền, tôi lợi dụng, tôi đi photocopy và tán phát tài liệu, là tôi đi vu khống nói xầu cái nhà nước này. Vậy thì còn gì là tự do dân chủ nữa? Còn có một văn bản của tôi, tôi đề nghị với nhà nước, tôi trình bầy với nhà nước cái vụ gọi là “Vụ án xét lại.”*
Trong cái Vụ án xét lại đó, người ta nói rằng, người ta bảo rằng (chúng tôi) đã lợi dụng tự do dân chủ để đi đến chổ bịa đặt vu khống nhà nước này và định đi đến tổ chức để cướp chính quyền. Tôi trả lời rằng “không phải!”
Vụ án xét lại thực tế ra nó là hai quan điểm, một là chủ trương chiến tranh và một quan điểm hoà bình. Quan điểm hòa bình là để thi đua kinh tế và cùng nhau hợp tác để đưa đất nước tiến lên trên bình diện toàn thế giới, hòa bình, hiếu ái và có nhân phẩm. Còn một quan điểm nữa là “chính quyền do ở nòng súng sinh ra,” chiến tranh cách mạng là tất cả; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng giống như là cuộc cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải bằng vũ lực, bằng nội chiến, cách mạng, và bằng đổ máu. Đấy là chuẩn mức cao nhất và cuối cùng của người cộng sản ở bất kể nơi nào. Và đấy là luận điểm của Mao Trạch Đông mà ông ta đã lấy những luận điểm ấy của Lênin. Tôi đã đi đến chỗ trả lời, trong đó tôi đối lập hai quan điểm đó, để cho mọi người đọc, tôi gởi cho từng lãnh đạo của nhà nước, và cho tất cả các bạn hữu.
Và cuối cùng tôi mới đưa có một điều thôi, toà nói rằng: sở dĩ có những vụ đàn áp trong nước (suốt từ năm 1930 tới nay) là vì trong đó có điều 4 của Hiến Pháp trao độc quyền, trao toàn quyền cho một chính Đảng, thì tôi nghĩ là như thế đã đi đến chỗ áp đặt một hệ tư tưởng cho toàn dân. Một chính Đảng có thể là có tư tưởng, có ý kiến, trao đổi bầu bán với nhau trong nội bộ của anh thôi. Nhưng bây giờ lại đưa vào Hiến Pháp những điều như thế, mà đảng (lãnh đạo) ấy lại được quyền quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước, từ đối nội đến đối ngoại, mọi vấn đề quyết định sự sống còn của nhân dân, về vật chất cũng như về tinh thần, thì tôi thấy như thế nó không đúng với tự do dân chủ, do đó nên tôi đề nghị hãy rút điều đó ra. Tôi đề nghị vì Quốc Hội sắp sửa họp. Tôi viết vào tháng Tám, mà Quốc Hội Việt Nam sau mấy tháng nữa thì sẽ họp. Bài ấy, họ hàng tôi, anh chị em ruột thịt xin tôi, tôi đem đi photo cùng với hai bản kia – photo năm bản – thì người ta buộc tội tôi trước toà, là tôi đòi hỏi phải đi đến chổ bỏ đảng lãnh đạo, và như thế là tôi chống đảng, chống cách mạng Việt Nam, và như thế là tôi định làm một cuộc đảo chánh.
Tất cả những điều như thế là hoàn toàn bịa đặt và vu khống, do đó nên tôi rất là buồn lòng. Và trước toà, sau khi người ta tuyên bố tôi là 12 tháng tù giam, tôi có trả lời cho các quan toà như thế này: “12 tháng tù giam, cho đến năm năm, mười năm phải cầm tù đối với tôi không có là cái gì cả. Tôi nói lên được cái tiếng nói, cái đau khổ của nhân dân, cái thiếu thốn về vật chất, về tinh thần không có tự do dân chủ, bị áp đặt và bị đè nén". Tôi nói được trước tòa, dù rằng không được một trăm phấn trăm, thì cũng được năm, bảy, mười phần trăm, điều đó cũng làm cho tôi vui lòng rồi, và lương tâm tôi thanh thản. Sau khi tôi nói, họ bắt tôi đưa đi thẳng đến nhà tù giam.
Hôm nay tôi tranh thủ để nói lại với tất cả các bạn Việt Kiều hiểu rằng tình hình đấu tranh trong nước cực kỳ gian khổ. Với tôi, đúng đêm 31 tháng năm, tôi nhận được lời thông báo của gia đình tôi rằng tôi đã được một phần thưởng cao quý là phần thưởng của Human Rights Watch. Nữa đêm hôm ấy, tôi đã viết trên một tờ giấy: “Người ơi, nếu muốn có tự do thì phải hy sinh rất nhiều, phải hy sinh tất cả. Và chỉ giữ lại chính bản thân mình quyền con người, quyền sống cũa con người.” Đến sáng hôm sau, khi xem lại, tôi rất xót xa, tôi có cảm nghĩ câu ấy là câu đã chồng chất tất cả cuộc đời bi thảm của tôi. Nhưng tôi rất vui mừng: bởi vì từ tuổi 14 đến bây giờ (tuổi dương lịch 76, tuổi ta 78 tuổi) tôi không hề có một điều ân hận gì cả. Tôi đã sẵn sàng cống hiến toàn bộ cuộc đời của tôi cho tổ quốc, cho nhân dân, cho tự do dân chủ, cho quyền sống của con người, cho quyền công dân trên đất nước này.
Vì thế hôm nay tôi xin trình bầy lại với tất cả bà con Việt Kiều ở nước ngoài rằng trong nước, không phải chỉ có mình tôi như thế, mà có rất nhiều các anh em khác nữa. Nhưng vì (hoàn cảnh) khắc khổ quá, những người đó, bây giờ muốn đấu tranh, muốn nói lên một điều thôi (như giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu), cũng không được trả lời những gì người ta đã vu khống mình – không được trả lời bài đăng tải trên báo Nhân Dân, huống hồ những người dân đen khác, làm sao có thể tự vệ nổi. Đây là nổi đau khổ của đất nước Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi nghĩ rằng bà con làm sao thống hiểu được tất cả những tình cảnh khó khăn, đói khổ, ốm đau. Thu nhập đầu người thấp nhất thế giới, là một trong năm nước nghèo khổ nhất trên thế giới hiện nay, mà bình quân đầu người là 200 đôla/năm, nhưng thực ra thì những người nông dân chiếm 80% trong đất nước, bình quân đầu người nông dân chưa đạt tới mức 100 đôla đầu người/năm.
Những người nông dân Việt Nam, trong suốt bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam, họ là những người giữ nước, xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập của đất nước. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, họ là những anh hùng, họ là giai cấp anh hùng, những bà mẹ anh hùng, những người cha anh hùng, những người thanh niên anh hùng, thế mà giờ đây họ sống một cuộc đời đau khổ. Khi ra toà, tôi tuyên bố rằng chỉ cần nói một điều ấy thôi, rằng tôi hoàn toàn phẩn nộ trước tình cảnh những người anh hùng ấy, giờ đây sống đau khổ như thế nào, tôi đã nói lên sự thật, bằng số liệu, nhưng quan toà đã lắc chuông không cho tôi nói.
Hôm nay tôi rất sung sướng và cảm động được nói chuyện trên đài VNCR. Tôi xin cảm ơn tất cả các tổ chức đã vui lòng thu âm lời nói của tôi. Đồng thời, tôi cũng xin nhắn nhủ (tạm thời ngày hôm nay) rằng tình hình đất nước hiện nay như thế, ta phải làm gì đây? Xin tùy bà con suy nghĩ. Vào một dịp khác, tôi sẽ xin trình bầy với bà con về chiến lược, sách lược, chương trình hành động, hay những mục tiêu cụ thể để tiến hành. Vì cơ bản, tôi đã gửi cho cấp cao nhà nước hôm 15 tháng Bẩy 1995.
Hôm nay vì thời gian đã dài, tôi chưa có dịp trình bày về những chiến lược sách lược ấy để làm sao đất nước ta có thể đi đến chỗ hoà hợp dân tộc, thương yêu nhau như ruột thịt, không phải để xảy ra đổ máu, nồi da nấu thịt, để chúng ta tiến lên trong vòng thời gian 10, 20 năm, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới, và đặc biệt nhất ở Đông Nam Châu Á, là những nước bạn hữu đã giúp đỡ ta rất nhiều, đặc biệt là những con Rồng ở Châu Á.
Cuối cùng tôi xin được nói một điều: Trong thời gian tôi ở trong tù, các bạn Việt Kiều ở tất cả các nước trên thế giới đã hết lòng ủng hộ tôi, đến khi ra khỏi tù, mấy hôm nay tôi mới biết được điều đó. Điều này đã khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt.
Không những các bạn Việt Kiều đã hết lòng ủng hộ tôi như một người em ruột thân thiết , đã bị oan khuất, có các bạn hữu trên thế giới, đã đứng dậy, đã lên tiếng đòi hỏi trả lại tự do cho Hoàng Minh Chính và cho Đỗ Trung Hiếu (trong đó tổ chức Human Rights Watch đã làm rất nhiều , những cơ quan thông tấn như RFI, VOA, Reuter, BBC, Australia…), ngoài ra còn có các nhà trí thức, các nhà khoa học, các nhà văn, nhà báo, những người có lương tâm, những người yêu quý tự do, dân chủ và hoà bình, thương yêu, kính trọng người dân Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ chúng tôi - ủng hộ Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu.
Đây không phải là sự ủng hộ riêng cá nhân chúng tôi, mà đây là ủng hộ tự do, công bằng xã hội, ủng hộ những người dân Việt Nam, những người trí thức Việt Nam đang bị đau khổ, rên xiết trong nhà tù vì đấu tranh cho tự do, dân chủ cùng những người khác hiện nay cũng đang bị đe doạ, đang sống một đời sống cực kỳ khổ sở chỉ vì họ đã nói lên, đang muốn nói lên tự do, dân chủ, quyền sống, quyền của con người!
Tôi xin cám ơn tất cả các bạn Việt KIều, tất cả nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các quý vị có lòng thương yêu đối với cá nhân tôi và đối với nhân dân Việt Nam.
Tôi xin hứa rằng tói sẽ đấu tranh cho tới cùng những năm tháng cuối cùng của tôi. Tôi sẽ khấn vái trên bàn thờ Tổ Quốc “Tất cả vì quyền sống của nhân dân Việt Nam, vì quyền sống của mỗi người dân Việt Nam, quyền tự trọng và quyền bảo vệ lương tâm của con người” để tiến lên một cuộc sống mới. Đồng thời yêu cầu nhà nước thực thi những điều nhà nước đã hứa hẹn, mà cho tới nay đã chưa làm một cách tích cực - mới chỉ nói trên khẩu hiệu mà thôi.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, xin được phép hỏi thăm ông vài câu, là tình trạng sức khoẻ của ông hiện nay như thế nào?
Hoàng Minh Chính: Với sức khoẻ của tôi, ở trong tù suốt một năm nay bị ốm ba, bốn lần. Ra tòa tôi đã tuyên bố tôi bị ốm suốt một tuần lễ, 38 độ, nên tôi đề nghị toà án sơ thẩm lui lại cho tôi đô mươi, mười lăm hôm. Toà án sơ thẩm quyết định không lui. Trước hôm bị ốm, tôi đã phải ăn cháo suốt một tháng trời. Vì họ cho tôi ăn gạo mục mốc, chỉ đáng để lợn ăn, vì thế tôi đã bỏ ăn, tôi tuyệt thực mất chín ngày. Sau đó họ nhượng bộ, tôi phải ăn cháo, tuy vậy ngày ra toà, đứng trước toà tôi sốt 38 độ nhưng vẫn phải đấu tranh với toà án.
Khi họ đưa tôi đi qua ba nhà tù, đến trại giam cuối cùng là Trại giam Thanh Xuân (nghĩa là “trại giam tuổi xuân”) ở đây họ bắt tôi làm lao động suốt bẩy ngày (trước đây gọi là Khổ sai – Travaux forcés) mà tuồi tôi đã 78. Bây giờ đứng ở dưới nắng suốt một tuần lễ. Chỉ cần đứng hai, ba tiếng đống hồ là tôi đã gục rồi, thế mà bây giờ họ bắt tôi đứng như thế. Có một anh bác sĩ ở trong đó tên là Hùng Sơn, thấy như thế, anh quyết định phải đưa tôi về trả lại buồng giam. Rồi từ đấy tôi đã bị ốm mãi cho đến trước ngày trả lại tự do. Bây giờ về nhà tôi lại tiếp tục ốm, ho, ngoại tâm thu, phổi có thể bị lao, suy nhược thần kinh… “Khi đi thì khoẻ, khi về thì thân tàn ma dại,” vợ con phải chịu đựng những đau khổ mà những nhà tù kia đã gây ra cho tôi.
Đúng ra tôi đang nằm, nhưng vì rất cảm độn trước tình cảm rất là quý báu của Việt KIều và các vị trên thế giới nên tôi đã cố gắng để chân thành nói đến tất cả các vị.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, chúng tôi rất lấy làm cảm động về thịnh tình mà ông đã dành cho thính giả của đài VNCR. Chúng tôi xin chúc ông sớm được phục hồi sức khoẻ và đeo đuổi thành công lý tưởng tự do dân chủ mà ông đã chiến đấu suốt cuộc đời ông. Và câu hỏi chót, xin được hỏi ông, rằng ông cũng muốn dành một khoảng thì giờ dài trong những ngày sắp tới , để trình bày đến quý thính giả của đài VNCR về chiến lược mà ông nói rằng vận đông cho cuộc tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên một cách rất tóm tắt, nhân cơ hội ngày hôm nay, nhân ngày đầu tiên mà thính giả hải ngoại được nghe tiếng nói của ông, ông có thể nói qua một tí về sách lược mà ông nhắm tới mục tiêu tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam được không?
Hoàng Minh Chính: tập trung chỉ riêng điều đó, chiến lược, sách lược, và những điều trước mắt cần phải giải quyết như thế nào để đi đến chổ không xảy ra tình trạng nồi da nấu thịt, có thể đến chỗ 75 triệu đồng bào trong nước và Việt Kiều nước ngoài có thể cùng bắt tay nhau như ruột thịt để mà tiến lên. Tôi đã suy nghĩ, và viết trên giấy những nét cơ bản trên một chục trang vào ngày 15 tháng Bẩy 1995, gửi cho cấp cao nhà nước. Nhưng đến hôm nay, nói lại những điều đó không được thuận tiện, bởi vì hiện nay tôi đã quá mệt, mà những vấn đề kia rất hệ trọng. Tôi muốn gởi gấm và trình bày đến bà con Việt Kiều nước ngoài để bà con suy nghĩ, phê phán xem chủ trương của tôi đúng hay sai, có điều gì cần phải tu chỉnh. Tôi sẳn sàng nghe ý kiến của tất cả quý vị Việt Kiều cùng tất cả các người lao động trí thức, cac nhà bác học, v.v…
Đinh Quang Anh Thái (VNCR)
Ông Hoàng Minh Chính được ra khỏi nhà tù ngày 10 tháng Sáu năm 1996, đúng 12 tháng theo bản án của ông. Đài Việt Nam California Radio (VNCR) đã phỏng vấn ông tại tư gia. Lần thứ nhất, ông Hoàng Minh Chính đã từ chối vì sức khoẻ quá kém, bà Hoàng Minh Chính đã nói chuyện với đài VNCR thay cho ông. Một ngày sau, đài VNCR gọi lần nữa, dù còn đang sốt 38, 39 độ, ông Hoàng Minh Chính cũng đã trả lời.
Sau khi lời phát biểu của ông được truyền thanh tại hải ngoại, đài VNCR đã gọi điên thoại báo tin và cảm ơn ông, nhưng cuộc điên đàm này đã bị quấy rối bằng các bản nhạc ồn ào, dù hai bên vẫn nghe được nhau. Ông Hoàng Minh Chính đã tỏ ra rất phấn khởi khi biết lời nói của ông đã tới được với đồng bào ở bốn phương. Ông cho biết nghe tin đó ông thấy khoẻ ra. Nhân dịp này ông báo tin Nguyễn Hộ ở Sài Gòn đã bị cắt điện thoại và có hai người đến thăm Nguyễn Hộ đã bị bắt.
Ngày hôm sau đài VNCR đã gọi điện thoại về Hà Nội một lần nữa nhưng đường dây hoàn toàn bị phá không thể nghe được. Trong bài này, ông Hoàng Minh Chính dùng chữ ”Việt Kiều” để nói đến “người Việt ở hải ngoại”.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, trước tiên chúng tôi có lời chào mừng ông đã thoát ra khỏi cảnh tù tội và được về sống đời sống bên gia đình. Chúng tôi xin ông Hoàng Minh Chính nói chuyện với thính giả của đài VNCR Nam California và cho thính giả trên toàn cầu qua hệ thống Internet.
Hoàng Minh Chính: Thưa quý vị, tôi rất lấy làm sung sướng được phát biểu ngay sau khi vừa mới ở trong nhà tù ra. Hôm nay lời nói của tôi cũng không được thanh và vững vàng lắm bởi vì tôi đang bị ốm. Tuy nhiên, tôi đã được trở lại từ nơi tối tăm, mà được trở lại nơi có ánh sáng, điều đó cũng đã trợ lực cho tôi rất nhiều. Đến bây giờ lại được phát biểu với các bạn Việt Kiều ở nước ngoài, một số lượng thật đông đảo thì điều đó đem lại cho tôi một niềm phấn khởi rất lớn.
Điều mà tôi rất mong mỏi suốt nhiều năm nay, là được trực tiếp nói chuyện với tất cả các bạn Việt Kiều ở nước ngoài. Và trao đổi với nhau tâm tư, tình cảm, và các điều quan trọng nhất để có thể cùng nhau tiến tới, đóng góp thế nào cho tổ quốc, cho nhân dân, ngõ hầu đưa nhân dân và đưa tổ quốc tiến tới bước phát triển tốt đẹp hơn. Và có thể thỏa mãn được sự mong mỏi của tất cả bà con Việt Kiều ngoài nước, cũng như tất cả bà con Việt Nam trong nước.
Về vấn đề có thể nói gì trong giờ phút đầu tiên cảm động này, thi tôi nghĩ rằng bà con Việt Kiều trong thời gian qua, có thể nói là trong suốt mấy chục năm trời nay, đã hướng về tổ quốc, xót xa về những đói khổ và thiếu tự do dân chủ hiện nay ỏ trong nước. Ngày nay đất nước được Độc Lập, nhưng nhân dân không được tự do, hạnh phúc, thì độc lập cũng chẳng có ích lợi gì.
Theo tôi nghĩ, nhân dân hiện nay đang khao khát những gì? Khao khát tự do, dân chủ, công bằng xã hội và hạnh phúc của mỗi người. Những điều đó mới chỉ được đặt ở trên giấy, mới chỉ là những khẩu hiệu, nhưng nhân dân chưa được hưởng. Trong hai phiên toà năm ngoái, tôi cũng đã nói ra những vấn đề này, nhưng rất tiếc rằng, trong những lúc tranh luận, thì quan toà đã dùng độc quyền - độc quyền đó là gì? độc quyền được lắc chuông. Khi tôi trình bầy ý kiến của tôi thì quan tòa bào rằng không được phép nói “ra ngoài”. Tôi trả lời rằng tôi đang nói về vấn đề đúng, về vấn đề đang cần hỏi, và tôi đang cần phải trả lời, đang cần đưa đến chỗ biện minh, nhưng quan toà cứ lắc chuông và bảo “nói ra ngoài!”
Cái vấn đề hai bên đang tranh luận, giữa tôi với quan toà, là gì? Thì quan toà nói như thế này: “Những lời tuyên bố của anh đối với bốn lần phỏng vấn của báo chí, và của Đài nước ngoài có phù hợp với tình hình thực tại của Việt Nam không?” Bởi vì theo quan toà nói, thì tôi đã bịa đặt, vu khống, bôi nhọ “Đảng,” bôi nhọ chính quyền Việt Nam và xuyên tạc, nói xấu sự lãnh đạo đất nước.
Tôi trả lời trong hai phiên toà, với hai ông chánh án ấy rằng: Những lời tôi đã trả lời phỏng vấn đối với bốn cơ quan báo chí và cơ quan phát thanh trong năm 95 và đầu năm 96, còn rất xa đối với thực trạng của đất nước này. Tôi nói với quan tòa rằng tôi xin phép được chứng minh, nhưng tôi chỉ mới chứng minh được một ít lời thì quan toà đã lắc chuông.
Điều tôi muốn chứng minh là hiện nay trên thế giới, một nước nào với bình quân thu nhập đầu người là 365 đôla một năm, thì đó là một nền kinh tế lạc hậu nhất, tình cảnh của nhân dân là khổ sở nhất. Mà ở Việt Nam ta, theo con số chính thức của chính quyền này, bình quân thu nhập đầu người của Việt Nam chỉ mới có 200 đôla một năm mà thôi. Chỉ mới nhính hơn một nữa với con số bình quân đầu người của những người dân ở các nước nghèo khổ nhất trên thế giới.
Thế nhưng không phải người nào cũng được con số 200 đầu người/một năm ấy. Người nông dân mà tôi được biết – nông dân ở Việt Nam chiếm 80% có nghĩa là gần 60 triệu người trong tổng số 75 triệu người – 60 triệu người đó bình quân đầu người mỗi một nông dân chỉ mới được có gần 100 đôla đầu ngườ/một năm. Thì những điều đó là gì? Khốn khổ quá!
Nhưng mà vẫn chưa hết, bởi vì trong số 60 triệu đó còn có những đồng bào nông dân ỏ miền núi - gồm 15 tỉnh, ngoài ra còn có 15 tỉnh có huyện ở miền núi – tôi cứ lấy gọn những con số, tức là những người ở miền núi là 25 triệu. Những người ở miền núi hầu hết là nông dân mà theo con số chính thức của báo chí, của đảng Cộng Sản đưa ra, bình quân đầu người của những người miền núi là từ 40 đôla đến 50 đôla đầu người/một năm. Trước tình hình đó, tôi thấy rằng đời sống của người nông dân có thể nói rằng nguy kịch quá.
Chính cái thu nhập thấp quá như thế sẽ đẩy người dân đi đến tình trạng không còn có tự do. Vấn đề không có tự do đó, trước toà tôi đã vận dụng tất cả những lời của Mác, của Lênin hay của Hồ Chí Minh để dẫn chứng. Còn lấy những điều của những ông khác (để dẩn chứng với họ) thì có thể nói là rất khó.
Tôi đưa ra một câu này: Mác nói rằng:`Nếu như con người mà suốt sáng đến tối, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, cắm mặt xuống đất để mà kiếm sống, thì con người đó không có tự do.` Thế mà bây giờ 360 đôla đầu người/một năm đã là mức nghèo khổ nhất thế gìới, mà đồng bào ta miền núi chỉ có 50 đôla đầu người/một năm, thế rồi đồng bào nông dân gồm gần 60 triệu cũng chưa có tới 100 đôla đầu người/năm thì hỏi khốn khổ đến như thế nào! Còn 15 triệu đồng bào ở các thành phố, thị trấn thì thực sự ra một số đông là công nhân, mà thu nhập của những người công nhân đó thì cực kỳ khổ sở!
Cho nên nếu đem thu nhập hàng tỉ, của những ngài tư bàn đỏ, đem chia đều cho tất cả những người nông dân đói khổ, và những người công nhân cũng đói khổ chẳng khác gì, thì mới đi đến chổ bình quân đầu người là 200 đôla đầu người/một năm cho mỗi một người Việt Nam.
Với tình hình đó, tôi nói trước tòa, thì tòa không cãi được, ông ta bảo rằng Hoàng Minh Chính nói như thế thì lạc đề, lắc chuông không cho nói nữa. Không còn tự do, dân chủ, không còn có bình đẳng gì trước toà án, trước pháp luật cả. Tôi có nói với ông ta rằng tôi là người thực thi những điều tích cực nhất, đúng nhất của Hiến Pháp Việt Nam, nhưng ông toà nói rằng tôi đã vi phạm điều 205A – là luật hình sự - điều lên án những kẻ mà đã lợi dụng tự do dân chủ để xuyên tạc, vu khống lãnh đạo của đảng, của nhà nước.
Tôi trả lời rằng: đó là sự áp đặt, bịa đặt vu khống đối với tôi. Sự thực không có như thế, tôi hoàn toàn không chấp nhận điều đó ngay từ phút đầu tiên họ bắt tôi. Tôi đã ghi vào văn bản rằng điều đó hoàn toàn bịa đặt, vu khống đối với tôi; còn tôi là cái người suốt cuộc đời, tôi đã đấu tranh theo đúng Hiến Pháp của Việt Nam.
Ví dụ Hiến Pháp có những điều có thể nói rằng rất quý giá: Điều 50 nói về những người công dân Việt Nam đều được hưởng nhân quyền, trong đó có quyền kinh tế, chính trị, quyền tư tưởng văn hoá và xã hội. Rồi điều 52 trong Hiến Pháp có nói rằng mọi người dân được bình đẳng trước pháp luật. Bình đẳng tức là gì: từ ông Thủ Tướng đến ông Tổng Bí thư đến một người chân đất, môt cô bán rau phải là bình đẳng. Thế mà tôi là một người không có tội, đưa ra toà, tôi cũng bình đẳng với toà án, tôi có quyền, hai bên bình đẳng và tranh luận với nhau. Nhưng họ đã nói “không!”. Chỗ này là chỗ bị bắt, đã đưa ra toà, tức là đã có tội rồi, nghĩa là họ đã chẳng nắm luật pháp gì cả.
Một điều nữa là điều 53 của Hiến Pháp có nói rằng: “Mỗi người công dân đều có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, và có quyền bàn bạc về những vấn đề chung của đất nước.” Điều 60 thì nói “Những người dân Việt Nam có quyền nghiên cứu khoa học.” Tôi là một nhà khoa học, nguyên là Viện Trưởng Viện Triết Học của Việt Nam thì tôi có quyền nghiên cứu. Mà đã nghiên cứu về khoa học thì không được đi đến chổ là áp đặt chỉ được nói lên điều mà nhà nước cho phép, còn không được phép nói lên những ý kiến khoa học và chính kiến của anh thì điều đó trở thành phi khoa học. Đặc biệt điều 69 của Hiến Pháp có nói như thế này: “Mọi người dân Việt Nam đều có quyền tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin, tiếp nhận thông tin và phát thông tin.”
Những điều đó có thể nói rằng hoàn toàn nhất trí với nội dung những điều cơ bản nhất, nội dung của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế về Nhân Quyền năm 1948, Và tôi thí dụ một điều nữa là điều 74 của Hiến Pháp: “Mọi người dân đều có quyền khiếu nại và tố cáo, và cấm không được lợi dụng chính quyền, cơ quan nhà nước, không được đi đàn áp, không được đi trả thù những người khiếu nại và tố cáo.”
Những điều đó, thực tế mà nói, những điều tôi nêu lên vừa rồi, không được thực thi trên đất nước này. Do đó cho nên tôi bị nhà nước bắt, cầm tù, và tôi cũng không được xử dụng ngay cả các điều cơ bản nhất mà Hiến Pháp nêu, và Luật tố tụng hình sự nêu. Ví dụ trong Luật tố tụng hình sự có điều 34, 35, 36 – ba điều đó nói rằng: “Những người bị bắt và bị đưa ra toà có quyền bào chữa, có quyền có luật sư để tự bào chữa cho mình – và những người luật sư đó có quyền tham dự ngay từ phút đầu tiên cuộc chất vấn. Và trước toà thì mọi người đều bình đẳng, những người bị bắt và bị tuy tố ra toà đều có quyền nói trước toà về tất cả các điều mình cảm nghĩ đề chứnh minh rằng mình vô tội.”
Tôi công khai nói lên những điều trên, thì suốt trong quá trình đó, toà án dùng quyền lực của mình, một quyền lực buồn cười nhất, cổ xưa nhất là chánh án lắc chuông không cho phép, nói rằng đã ra ngoài lề, và đi đến chỗ thôi, chấm dứt. Trước tòa, tôi cũng phải cố gắng tranh thủ để nói thêm được chút ít nữa, nhưng hễ tôi mở lời thì họ lắc chuông, không cho tôi nói nữa. Cuối cùng họ kéo vào họp bàn rồi ra tuyên bố kết tội tôi 12 tháng tù giam.
Tất cả những điều xẩy ra năm ngoái đối với tôi. Nó chứng minh cho bản thân tôi, cũng như cho mọi người biết rằng ở Việt Nam không có Tự Do, Dân Chủ, những người công dân không được phép nói lên tiếng nói của mình. Quan tòa có hỏi tôi thế này: “Anh bảo rằng không có tự do dân chủ, thế thì hỏi đây này báo chí như thế này, rồi là Quốc Hội đây, mọi người đều bầu cử đây , tại sao anh lại bảo là không có tự do dân chủ. Dân được tự do bầu, báo chí được tự do viết, có gì là không phải?”
Tôi đã trả lời rằng: “Không phải, ông nói như thế là không đúng. Vì Quốc Hội của ta là gì? Quốc Hội của ta trong đó có vài trăm người mà tỉ lệ ở trong nó, Đảng viên chiếm đến 93 đến 97%, còn các Hội đồng nhân dân thì con số (đảng viên) cũng là 79 đến 97%, có thể còn cao hơn thế nữa. Thế thì dân số trong đất nước Việt Nam là 75 triệu, đảng cộng sản chiếm chỉ có 2 triệu đảng viên thôi. Quốc Hội cũng chỉ có vài trăm người, mà bây giờ các ông đi chiếm hết thì như vậy là Quốc Hội của Đảng chứ không phải là Quốc Hội của nhân dân. Rồi các ông đề cữ ra, các ông buộc nhân dân phải bỏ phiếu, hoàn toàn trong số những người đảng viên mà các ông đã đề cử, như vậy thì đâu phải là tự do dân chủ? Còn về báo chí thì đều dưới sự lãnh đạo của Thường vụ Đảng, từ ở Trung Ương xuống dưới, Đảng đều phụ trách tất cả. Báo là báo của Đảng, Tổng biên tập thì cũng là người của đảng, thế thì người dân có được phép đâu? Có được phép nói năng gì ở đó đâu?" Tôi đưa ra một thí dụ nhưng họ lại lắc chuông.
Tôi xin phép nói ở đây như thế này: Có những người bị vu oan trên báo chí, ví dụ giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu. Một vị đã viết bài đăng tải trên báo Nhân Dân nói rằng giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu không hiểu gì về chủ nghĩa Mác-Lênin và đã có những lời nói sai trái, nói xấu nhà nước. Sau khi ông Phan Đình Diêu đọc bài viết này đăng trên báo Nhân Dân, ông đã viết một bài để trả lời. Tôi có bài ấy (của ông Diệu), tôi xem và thầy lời lẽ trong ấy rất đứng đắn, và phải nói là nhã nhặn, và cũng không muốn gây căng thẳng. Nhưng báo Nhân Dân đã không đăng tải.
Sau nhiều tháng, thì tờ báo Giáo Dục và Thời Đại, do Tổng biên tập là Trường Giang, nhận được bài của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu gửi tới, ông Trường Giang mới cho lên khuôn. Thế là Ban Tư Tưởng Văn Hoá Trung Ương ra lệnh “stop”. Buộc lòng ông Trường Giang phải “đục” bài ấy bỏ ra. Và mấy hôm sau, ông Trường Giang chưa tới tuổi về hưu, bất ngờ trong một cuộc họp chung, tất cả các anh chị em của tờ báo Giáo Dục và Thời Đại đang họp thì có lệnh của ông Bộ Trưởng gởi tới. Trong lệnh ấy tuyên bố rằng Tổng biên tập Trường Giang phải nghỉ, không được phụ trách tờ báo ấy nữa. Thế thì tội lớn nhất của ông ấy chỉ là đăng tải thư trả lời của giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu, trả lời những điều ông Diệu đã bị người ta biạ đặt và vu khống.
Những anh em trong ấy đã đến hỏi tôi vì tôi là người cũng nắm nhiều thông tin. Tôi có bản đó, rồi đi photocopy, đồng thời cũng một bản của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện viết một bài “Une Nouvelle Révolution” (Một Cuộc Cách Mạng Mới) bằng tiếng Pháp, mà anh em rất thích, anh em tới yêu cầu tôi, thế là tôi lại photocopy, hai tài liệu đó. Tôi photocopy, mỗi tài liệu chỉ có năm bản thôi, thế mà họ vu khống cho tôi là tôi tuyên truyền, tôi lợi dụng, tôi đi photocopy và tán phát tài liệu, là tôi đi vu khống nói xầu cái nhà nước này. Vậy thì còn gì là tự do dân chủ nữa? Còn có một văn bản của tôi, tôi đề nghị với nhà nước, tôi trình bầy với nhà nước cái vụ gọi là “Vụ án xét lại.”*
Trong cái Vụ án xét lại đó, người ta nói rằng, người ta bảo rằng (chúng tôi) đã lợi dụng tự do dân chủ để đi đến chổ bịa đặt vu khống nhà nước này và định đi đến tổ chức để cướp chính quyền. Tôi trả lời rằng “không phải!”
Vụ án xét lại thực tế ra nó là hai quan điểm, một là chủ trương chiến tranh và một quan điểm hoà bình. Quan điểm hòa bình là để thi đua kinh tế và cùng nhau hợp tác để đưa đất nước tiến lên trên bình diện toàn thế giới, hòa bình, hiếu ái và có nhân phẩm. Còn một quan điểm nữa là “chính quyền do ở nòng súng sinh ra,” chiến tranh cách mạng là tất cả; cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cũng giống như là cuộc cách mạng tiến lên chủ nghĩa xã hội, phải bằng vũ lực, bằng nội chiến, cách mạng, và bằng đổ máu. Đấy là chuẩn mức cao nhất và cuối cùng của người cộng sản ở bất kể nơi nào. Và đấy là luận điểm của Mao Trạch Đông mà ông ta đã lấy những luận điểm ấy của Lênin. Tôi đã đi đến chỗ trả lời, trong đó tôi đối lập hai quan điểm đó, để cho mọi người đọc, tôi gởi cho từng lãnh đạo của nhà nước, và cho tất cả các bạn hữu.
Và cuối cùng tôi mới đưa có một điều thôi, toà nói rằng: sở dĩ có những vụ đàn áp trong nước (suốt từ năm 1930 tới nay) là vì trong đó có điều 4 của Hiến Pháp trao độc quyền, trao toàn quyền cho một chính Đảng, thì tôi nghĩ là như thế đã đi đến chỗ áp đặt một hệ tư tưởng cho toàn dân. Một chính Đảng có thể là có tư tưởng, có ý kiến, trao đổi bầu bán với nhau trong nội bộ của anh thôi. Nhưng bây giờ lại đưa vào Hiến Pháp những điều như thế, mà đảng (lãnh đạo) ấy lại được quyền quyết định tất cả mọi vấn đề của đất nước, từ đối nội đến đối ngoại, mọi vấn đề quyết định sự sống còn của nhân dân, về vật chất cũng như về tinh thần, thì tôi thấy như thế nó không đúng với tự do dân chủ, do đó nên tôi đề nghị hãy rút điều đó ra. Tôi đề nghị vì Quốc Hội sắp sửa họp. Tôi viết vào tháng Tám, mà Quốc Hội Việt Nam sau mấy tháng nữa thì sẽ họp. Bài ấy, họ hàng tôi, anh chị em ruột thịt xin tôi, tôi đem đi photo cùng với hai bản kia – photo năm bản – thì người ta buộc tội tôi trước toà, là tôi đòi hỏi phải đi đến chổ bỏ đảng lãnh đạo, và như thế là tôi chống đảng, chống cách mạng Việt Nam, và như thế là tôi định làm một cuộc đảo chánh.
Tất cả những điều như thế là hoàn toàn bịa đặt và vu khống, do đó nên tôi rất là buồn lòng. Và trước toà, sau khi người ta tuyên bố tôi là 12 tháng tù giam, tôi có trả lời cho các quan toà như thế này: “12 tháng tù giam, cho đến năm năm, mười năm phải cầm tù đối với tôi không có là cái gì cả. Tôi nói lên được cái tiếng nói, cái đau khổ của nhân dân, cái thiếu thốn về vật chất, về tinh thần không có tự do dân chủ, bị áp đặt và bị đè nén". Tôi nói được trước tòa, dù rằng không được một trăm phấn trăm, thì cũng được năm, bảy, mười phần trăm, điều đó cũng làm cho tôi vui lòng rồi, và lương tâm tôi thanh thản. Sau khi tôi nói, họ bắt tôi đưa đi thẳng đến nhà tù giam.
Hôm nay tôi tranh thủ để nói lại với tất cả các bạn Việt Kiều hiểu rằng tình hình đấu tranh trong nước cực kỳ gian khổ. Với tôi, đúng đêm 31 tháng năm, tôi nhận được lời thông báo của gia đình tôi rằng tôi đã được một phần thưởng cao quý là phần thưởng của Human Rights Watch. Nữa đêm hôm ấy, tôi đã viết trên một tờ giấy: “Người ơi, nếu muốn có tự do thì phải hy sinh rất nhiều, phải hy sinh tất cả. Và chỉ giữ lại chính bản thân mình quyền con người, quyền sống cũa con người.” Đến sáng hôm sau, khi xem lại, tôi rất xót xa, tôi có cảm nghĩ câu ấy là câu đã chồng chất tất cả cuộc đời bi thảm của tôi. Nhưng tôi rất vui mừng: bởi vì từ tuổi 14 đến bây giờ (tuổi dương lịch 76, tuổi ta 78 tuổi) tôi không hề có một điều ân hận gì cả. Tôi đã sẵn sàng cống hiến toàn bộ cuộc đời của tôi cho tổ quốc, cho nhân dân, cho tự do dân chủ, cho quyền sống của con người, cho quyền công dân trên đất nước này.
Vì thế hôm nay tôi xin trình bầy lại với tất cả bà con Việt Kiều ở nước ngoài rằng trong nước, không phải chỉ có mình tôi như thế, mà có rất nhiều các anh em khác nữa. Nhưng vì (hoàn cảnh) khắc khổ quá, những người đó, bây giờ muốn đấu tranh, muốn nói lên một điều thôi (như giáo sư tiến sĩ Phan Đình Diệu), cũng không được trả lời những gì người ta đã vu khống mình – không được trả lời bài đăng tải trên báo Nhân Dân, huống hồ những người dân đen khác, làm sao có thể tự vệ nổi. Đây là nổi đau khổ của đất nước Việt Nam hiện nay. Do đó, tôi nghĩ rằng bà con làm sao thống hiểu được tất cả những tình cảnh khó khăn, đói khổ, ốm đau. Thu nhập đầu người thấp nhất thế giới, là một trong năm nước nghèo khổ nhất trên thế giới hiện nay, mà bình quân đầu người là 200 đôla/năm, nhưng thực ra thì những người nông dân chiếm 80% trong đất nước, bình quân đầu người nông dân chưa đạt tới mức 100 đôla đầu người/năm.
Những người nông dân Việt Nam, trong suốt bốn ngàn năm lịch sử Việt Nam, họ là những người giữ nước, xây dựng đất nước, bảo vệ độc lập của đất nước. Suốt chiều dài lịch sử chống ngoại xâm, họ là những anh hùng, họ là giai cấp anh hùng, những bà mẹ anh hùng, những người cha anh hùng, những người thanh niên anh hùng, thế mà giờ đây họ sống một cuộc đời đau khổ. Khi ra toà, tôi tuyên bố rằng chỉ cần nói một điều ấy thôi, rằng tôi hoàn toàn phẩn nộ trước tình cảnh những người anh hùng ấy, giờ đây sống đau khổ như thế nào, tôi đã nói lên sự thật, bằng số liệu, nhưng quan toà đã lắc chuông không cho tôi nói.
Hôm nay tôi rất sung sướng và cảm động được nói chuyện trên đài VNCR. Tôi xin cảm ơn tất cả các tổ chức đã vui lòng thu âm lời nói của tôi. Đồng thời, tôi cũng xin nhắn nhủ (tạm thời ngày hôm nay) rằng tình hình đất nước hiện nay như thế, ta phải làm gì đây? Xin tùy bà con suy nghĩ. Vào một dịp khác, tôi sẽ xin trình bầy với bà con về chiến lược, sách lược, chương trình hành động, hay những mục tiêu cụ thể để tiến hành. Vì cơ bản, tôi đã gửi cho cấp cao nhà nước hôm 15 tháng Bẩy 1995.
Hôm nay vì thời gian đã dài, tôi chưa có dịp trình bày về những chiến lược sách lược ấy để làm sao đất nước ta có thể đi đến chỗ hoà hợp dân tộc, thương yêu nhau như ruột thịt, không phải để xảy ra đổ máu, nồi da nấu thịt, để chúng ta tiến lên trong vòng thời gian 10, 20 năm, sánh vai cùng các nước tiên tiến trên thế giới, và đặc biệt nhất ở Đông Nam Châu Á, là những nước bạn hữu đã giúp đỡ ta rất nhiều, đặc biệt là những con Rồng ở Châu Á.
Cuối cùng tôi xin được nói một điều: Trong thời gian tôi ở trong tù, các bạn Việt Kiều ở tất cả các nước trên thế giới đã hết lòng ủng hộ tôi, đến khi ra khỏi tù, mấy hôm nay tôi mới biết được điều đó. Điều này đã khiến tôi cảm động đến rơi nước mắt.
Không những các bạn Việt Kiều đã hết lòng ủng hộ tôi như một người em ruột thân thiết , đã bị oan khuất, có các bạn hữu trên thế giới, đã đứng dậy, đã lên tiếng đòi hỏi trả lại tự do cho Hoàng Minh Chính và cho Đỗ Trung Hiếu (trong đó tổ chức Human Rights Watch đã làm rất nhiều , những cơ quan thông tấn như RFI, VOA, Reuter, BBC, Australia…), ngoài ra còn có các nhà trí thức, các nhà khoa học, các nhà văn, nhà báo, những người có lương tâm, những người yêu quý tự do, dân chủ và hoà bình, thương yêu, kính trọng người dân Việt Nam, đã lên tiếng ủng hộ chúng tôi - ủng hộ Hoàng Minh Chính, Đỗ Trung Hiếu.
Đây không phải là sự ủng hộ riêng cá nhân chúng tôi, mà đây là ủng hộ tự do, công bằng xã hội, ủng hộ những người dân Việt Nam, những người trí thức Việt Nam đang bị đau khổ, rên xiết trong nhà tù vì đấu tranh cho tự do, dân chủ cùng những người khác hiện nay cũng đang bị đe doạ, đang sống một đời sống cực kỳ khổ sở chỉ vì họ đã nói lên, đang muốn nói lên tự do, dân chủ, quyền sống, quyền của con người!
Tôi xin cám ơn tất cả các bạn Việt KIều, tất cả nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, các quý vị có lòng thương yêu đối với cá nhân tôi và đối với nhân dân Việt Nam.
Tôi xin hứa rằng tói sẽ đấu tranh cho tới cùng những năm tháng cuối cùng của tôi. Tôi sẽ khấn vái trên bàn thờ Tổ Quốc “Tất cả vì quyền sống của nhân dân Việt Nam, vì quyền sống của mỗi người dân Việt Nam, quyền tự trọng và quyền bảo vệ lương tâm của con người” để tiến lên một cuộc sống mới. Đồng thời yêu cầu nhà nước thực thi những điều nhà nước đã hứa hẹn, mà cho tới nay đã chưa làm một cách tích cực - mới chỉ nói trên khẩu hiệu mà thôi.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, xin được phép hỏi thăm ông vài câu, là tình trạng sức khoẻ của ông hiện nay như thế nào?
Hoàng Minh Chính: Với sức khoẻ của tôi, ở trong tù suốt một năm nay bị ốm ba, bốn lần. Ra tòa tôi đã tuyên bố tôi bị ốm suốt một tuần lễ, 38 độ, nên tôi đề nghị toà án sơ thẩm lui lại cho tôi đô mươi, mười lăm hôm. Toà án sơ thẩm quyết định không lui. Trước hôm bị ốm, tôi đã phải ăn cháo suốt một tháng trời. Vì họ cho tôi ăn gạo mục mốc, chỉ đáng để lợn ăn, vì thế tôi đã bỏ ăn, tôi tuyệt thực mất chín ngày. Sau đó họ nhượng bộ, tôi phải ăn cháo, tuy vậy ngày ra toà, đứng trước toà tôi sốt 38 độ nhưng vẫn phải đấu tranh với toà án.
Khi họ đưa tôi đi qua ba nhà tù, đến trại giam cuối cùng là Trại giam Thanh Xuân (nghĩa là “trại giam tuổi xuân”) ở đây họ bắt tôi làm lao động suốt bẩy ngày (trước đây gọi là Khổ sai – Travaux forcés) mà tuồi tôi đã 78. Bây giờ đứng ở dưới nắng suốt một tuần lễ. Chỉ cần đứng hai, ba tiếng đống hồ là tôi đã gục rồi, thế mà bây giờ họ bắt tôi đứng như thế. Có một anh bác sĩ ở trong đó tên là Hùng Sơn, thấy như thế, anh quyết định phải đưa tôi về trả lại buồng giam. Rồi từ đấy tôi đã bị ốm mãi cho đến trước ngày trả lại tự do. Bây giờ về nhà tôi lại tiếp tục ốm, ho, ngoại tâm thu, phổi có thể bị lao, suy nhược thần kinh… “Khi đi thì khoẻ, khi về thì thân tàn ma dại,” vợ con phải chịu đựng những đau khổ mà những nhà tù kia đã gây ra cho tôi.
Đúng ra tôi đang nằm, nhưng vì rất cảm độn trước tình cảm rất là quý báu của Việt KIều và các vị trên thế giới nên tôi đã cố gắng để chân thành nói đến tất cả các vị.
Đài VNCR: Thưa ông Hoàng Minh Chính, chúng tôi rất lấy làm cảm động về thịnh tình mà ông đã dành cho thính giả của đài VNCR. Chúng tôi xin chúc ông sớm được phục hồi sức khoẻ và đeo đuổi thành công lý tưởng tự do dân chủ mà ông đã chiến đấu suốt cuộc đời ông. Và câu hỏi chót, xin được hỏi ông, rằng ông cũng muốn dành một khoảng thì giờ dài trong những ngày sắp tới , để trình bày đến quý thính giả của đài VNCR về chiến lược mà ông nói rằng vận đông cho cuộc tự do dân chủ của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên một cách rất tóm tắt, nhân cơ hội ngày hôm nay, nhân ngày đầu tiên mà thính giả hải ngoại được nghe tiếng nói của ông, ông có thể nói qua một tí về sách lược mà ông nhắm tới mục tiêu tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam được không?
Hoàng Minh Chính: tập trung chỉ riêng điều đó, chiến lược, sách lược, và những điều trước mắt cần phải giải quyết như thế nào để đi đến chổ không xảy ra tình trạng nồi da nấu thịt, có thể đến chỗ 75 triệu đồng bào trong nước và Việt Kiều nước ngoài có thể cùng bắt tay nhau như ruột thịt để mà tiến lên. Tôi đã suy nghĩ, và viết trên giấy những nét cơ bản trên một chục trang vào ngày 15 tháng Bẩy 1995, gửi cho cấp cao nhà nước. Nhưng đến hôm nay, nói lại những điều đó không được thuận tiện, bởi vì hiện nay tôi đã quá mệt, mà những vấn đề kia rất hệ trọng. Tôi muốn gởi gấm và trình bày đến bà con Việt Kiều nước ngoài để bà con suy nghĩ, phê phán xem chủ trương của tôi đúng hay sai, có điều gì cần phải tu chỉnh. Tôi sẳn sàng nghe ý kiến của tất cả quý vị Việt Kiều cùng tất cả các người lao động trí thức, cac nhà bác học, v.v…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét